Điều kiện để tách thửa đất thổ cư
Theo qui định, để có thể thực hiện việc tách đất thổ cư cần có các điều kiện sau:
-Thứ 1: Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (nếu chưa có giấy tờ đứng tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì phải làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sau đó mới thực hiện được việc tách thửa)
-Thứ 2: Đáp ứng được về hạn mức, diện tích tối thiểu để tách thửa (đối với Hà Nội là diện tích tối thiểu sau tách thửa phải từ 50m2 và chiều dài, chiều rộng phải từ 4m trở lên).
Khi tách thửa, cần đáp ứng điều kiện về diện tích tối thiểu, không quy định về điều kiện được tách thửa là đất phải thuộc quy hoạch. Ủy ban nhân dân cấp xã tại địa phương sẽ cung cấp cụ thể thông tin này.
Nếu cơ quan nhà nước từ chối việc tách thửa với lý do “đất nằm trong quy hoạch”, người dân có quyền làm đơn yêu cầu phía cơ quan nhà nước cung cấp thông tin để giải thích rõ vấn đề trên. Tuy nhiên, nếu diện tích đất đang nằm trong quy hoạch hàng năm thì quyền về sử dụng đất của hộ dân sẽ bị hạn chế.
Trường hợp đã có quy hoạch sử dụng đất nhưng chưa có kế hoạch sử dụng hằng năm và cơ quan nhà nước vẫn không có thông báo hoặc quyết định thu hồi phần diện tích này thì vẫn có thể thực hiện các quyền của người sử dụng đất, trong đó bao gồm quyền được tách thửa và cấp sổ đỏ riêng.
Liên quan đến giải quyết kiến nghị của Cục Thuế Hà Nội, UBND Thành phố đã có văn bản số 3845 về việc xác định nghĩa vụ tài chính thuế thu nhập cá nhân và các khoản thu từ đất theo quy định của Luật Đất đai 2024.
Khảo sát từ các ngân hàng thương mại cho thấy lãi suất cho vay mua nhà của một số ngân hàng có xu hướng giảm và được đánh giá là thấp nhất kể từ đầu năm 2024, nhưng dư nợ vẫn còn thấp.
UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 3840 về việc triển khai Nghị định số 108/2024/NĐ-CP ngày 23/8/2024 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác nhà, đất là tài sản công không sử dụng vào mục đích để ở, giao cho tổ chức có chức năng quản lý, kinh doanh nhà địa phương quản lý, khai thác.
Nhiều diện tích ki-ốt tầng 1 ở một số tòa nhà tái định cư, nhà ở công nhân tại Hà Nội đang bị bỏ hoang, không cho thuê trong nhiều năm nay.
Tại diễn đàn "Để thị trường bất động sản trở lại lành mạnh và phát triển", các chuyên gia cho rằng để đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội, cần phải có các giải pháp tổng thể và đồng bộ. Đặc biệt, pháp lý và nguồn vốn được coi là hai điểm nghẽn chính cần phải khơi thông càng sớm càng tốt.
Năm 2024, thị trường bất động sản đã có những chuyển dịch tích cực. Tuy nhiên đà phục hồi này vẫn chưa đồng đều, có sự khác biệt lớn giữa các phân khúc.
0