Điều chỉnh cách quản lý dòng vốn nhà nước tại doanh nghiệp
Mặc dù đã đạt được những kết quả tích khi đi vào thực tiễn, thế nhưng sau gần 10 năm thực thi, Luật và các văn bản hướng dẫn đã bộc lộ những tồn tại, hạn chế, vì vậy việc sửa đổi, hoàn thiện chính sách pháp luật được cho là cần thiết.
Tại Dự thảo Luật sửa đổi, việc quản lý doanh nghiệp nhà nước được đề xuất chuyển sang quan lý theo dòng vốn đầu tư thay vì theo pháp nhân. Tuy nhiên nhiều DNNN đang tỏ ra lo lắng trước cách siết quản dòng tiền này bởi nếu vốn chảy đến đâu, quản lý đến đó sẽ nảy sinh nhiều vấn đề mâu thuẫn.

Đại diện Bộ Tài Chính cho biết quy định này đảm bảo sự phân cấp, phân quyền, không phải toàn bộ các doanh nghiệp F2 bắt buộc phải được quản lý như doanh nghiệp F1.
Bên cạnh đó, với đề xuất tỷ lệ trích lập Quỹ Đầu tư phát triển để tại doanh nghiệp từ lợi nhuận sau thuế tối đa 80%, tăng so với mức ở dự thảo trước đây là 30% là hợp lý để tăng quyền chủ động cho doanh nghiệp, có thêm nguồn vốn đầu tư cho phát triển, tạo sự linh hoạt, kịp thời, tăng tính hiệu quả trong việc điều hành, sử dụng quỹ. Quy định này được nhiều doanh nghiệp đồng thuận.

Về quyền của doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư, dự thảo xác định doanh nghiệp tự quyết định chính sách tiền lương, tiền thưởng, Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào chính sách tiền lương, tiền thưởng của doanh nghiệp.
Bộ Tài Chính sẽ tiếp tục tổ chức các buổi tọa đàm lấy ý kiến của các chuyên gia, doanh nghiệp, đại diện Sở Tài chính các địa phương để đóng góp vào sự thảo Luật đảm bảo Luật khi được thông qua sẽ triển khai khả thi, hiệu quả như kỳ vọng.


Tại Chỉ thị số 10 về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, Thủ tướng yêu cầu ưu tiên nguồn lực, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa để đến năm 2030 có thêm một triệu doanh nghiệp.
Doanh nghiệp quy mô vừa hiện nay chỉ chiếm 1,5% trong nền kinh tế, khiến Việt Nam vắng lực lượng kế cận cho lớp tập đoàn tư nhân lớn.
Phát huy thế mạnh của hệ sinh thái đa dịch vụ, Công ty Cổ phần ROX Key Holdings (mã CK: TN1) hợp lực xây dựng các sản phẩm mới, tìm kiếm cơ hội để kết nối với khách hàng tiềm năng.
Việc tích cực tham gia phong trào “Đổi mới và nâng cao năng suất với quản trị tinh gọn” (LEAN) đã giúp các doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ tăng năng suất tới 20-30% ngay sau năm đầu chuyển đổi.
Số doanh nghiệp phá sản, dừng hoạt động cao gấp gần 1,5 lần số doanh nghiệp thành lập mới trong hai tháng đầu năm 2025, cho thấy bức tranh đáng buồn trong đời sống doanh nghiệp Việt Nam.
Nhiều công ty vẫn lựa chọn đứng ngoài cuộc chơi chứng khoán, dù sở hữu tiềm lực mạnh.
0