Diễn đàn Kinh tế thế giới Davos 2025: 'Kịch mới sàn cũ'

Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) 2025 tại Davos thu hút hơn 3.000 nhà lãnh đạo toàn cầu, thảo luận về các thách thức và cơ hội trong kỷ nguyên công nghệ. Các vấn đề bất ổn địa kinh tế, thương mại, khí hậu và các đột phá công nghệ như AI sẽ được bàn thảo sâu rộng.

Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) tổ chức lần đầu tiên vào năm 1971, đến nay là lần thứ 55, đủ dài để trở thành thương hiệu về chính trị và kinh tế thế giới. WEF giúp cho ngôi làng nhỏ Davos băng phủ tuyết rơi suốt mùa đông của Thuỵ Sỹ trở nên nổi danh trên thế giới, là một địa chỉ được giới chính trị, kinh tế, học giả, truyền thông quốc tế hàng năm tìm đến như những tín đồ tôn giáo hàng năm hành hương về nơi thánh địa thiêng liêng của họ. WEF trở thành sân khấu và sàn diễn cho những cuộc gặp gỡ và trao đổi, tham vấn và tương tác, sản sinh ra ý tưởng và tầm nhìn, gợi mở và đề xuất chiến lược và chính sách.

Sau 55 năm, sân khấu và sàn diễn đã trở nên cũ nhưng kịch được trình diễn luôn có vở mới. Đó là sự gia tăng căng thẳng, xung khắc về chính trị thế giới và chính trị an ninh thế giới, mất ổn định về kinh tế và thương mại thế giới, khí hậu trái đất tiếp tục bị đe doạ thật sự nghiêm trọng, thời của trí tuệ nhân tạo đã bắt đầu và cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump trở lại cầm quyền.

Chủ đề của WEF Davos năm nay là 'Những con đường đi tới tương lai bền vững'. Cách tiếp cận của WEF Davos năm 2025 về xác định chủ đề rất đúng đắn và thích hợp. Thế giới cần tương lai bền vững và không chỉ có tăng trưởng bền vững, phải hướng tầm nhìn vượt ra xa hơn tăng trưởng bền vững để kiến tạo tương lai bền vững. Để làm được điều đó cần chấm dứt chiến tranh và xung đột, phải thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thương mại, bảo vệ khí hậu trái đất, thúc đẩy phát triển và tăng cường ứng dụng trí tuệ nhân tạo, kiểm soát hiệu quả và chế tài nghiêm ngặt việc phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo.

Ở WEF Davos năm nay, các bên tham dự tham vấn lẫn nhau về đối sách với những quyết sách cầm quyền của chính quyền mới ở Mỹ. Ông Trump đã lại rút nước Mỹ ra khỏi Hiệp ước Paris của Liên hợp quốc về khí hậu trái đất và Tổ chức y tế thế giới. Các bên tham dự WEF Davos năm nay phải bàn cách ứng phó những tác động tiêu cực của việc này. Việc ông Trump sẽ lại kích hoạt vòng xung khắc thương mại mới với nhiều đối tác thương mại của Mỹ và dò dẫm giải quyết cuộc chiến tranh ở Ukraine giữa Nga và Ukraine theo cách riêng, rất có thể sẽ tạo dựng cuộc chơi ba bên riêng với Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong chính trị thế giới.

Ánh đèn sân khấu và sàn diễn thường luôn lung linh khi kịch diễn nhưng rồi lụi tắt khi kịch tàn. WEF Davos nổi bật trong những ngày diễn ra nhưng rồi lặng lắng để năm sau đến hẹn lại lên.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Cả Ấn Độ và Pakistan đã vi phạm lệnh ngừng bắn chỉ sau khi thoả thuận có hiệu lực chỉ vài giờ. Cộng đồng quốc tế đã lên tiếng ủng hộ lệnh ngừng bắn và kêu gọi hai bên nghiêm túc thực hiện.

Tổng thống Mỹ Donald Trump hoan nghênh cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc tại Thụy Sĩ vào hôm 10/5, đánh giá rằng hai bên đã đạt một “sự tái khởi động toàn diện” trong bầu không khí “thân thiện và mang tính xây dựng”.

Lãnh đạo các nước Anh, Pháp, Đức, Ba Lan và Ukraine vừa có cuộc gặp tại Kiev, trong đó các bên nhất trí kêu gọi lệnh ngừng bắn hoàn toàn và vô điều kiện ở Ukraine trong ít nhất 30 ngày, bắt đầu từ ngày 12/5 tới.

Bộ trưởng Ngoại giao Iran, ông Abbas Araqchi ngày 10/5 cho biết, Tehran sẽ không bao giờ nhượng bộ về các vấn đề hạt nhân nếu mục tiêu của Mỹ là tước đoạt "quyền hạt nhân" của Iran.

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm nay 11/5 đã lên tiếng đề xuất đàm phán trực tiếp với Ukraine vào ngày 15/5 tại Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ).

Nhà đấu giá danh tiếng Sotheby’s đã công bố một tuyệt phẩm đá quý mới: viên kim cương xanh lam mang tên Mediterranean Blue, hay còn gọi là Kim cương xanh Địa Trung Hải.