Điện đàm Mỹ - Nga diễn ra tốt đẹp
Phó Chánh văn phòng Nhà Trắng Dan Scavino viết trên X: “Tổng thống Trump ở Phòng Bầu dục để nói chuyện với Tổng thống Nga Vladimir Putin bắt đầu từ 10 giờ sáng theo giờ miền Đông (21 giờ Hà Nội). Cuộc gọi diễn ra tốt đẹp”.
Người phát ngôn Nhà Trắng Harrison Fields bình luận trên NewsNation, nhấn mạnh "mối quan hệ làm việc rất tốt giữa hai nhà lãnh đạo, hai bên tôn trọng lẫn nhau". Ông Fields cũng tuyên bố rằng, Tổng thống Trump cam kết làm trung gian hòa bình và "ông ấy có thể sẽ làm được điều đó trong một thời gian rất ngắn".
Cuộc điện đàm được tổ chức trong bối cảnh có thông tin cho rằng, Nga đang yêu cầu phương Tây ngừng mọi hoạt động cung cấp vũ khí cho Ukraine như một điều kiện cho lệnh ngừng bắn với Ukraine.

Ngày 18/3, Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết hai nhà lãnh đạo Nga và Mỹ đều có sự hiểu biết nhất định sau cuộc điện đàm hôm 12/2 và các cuộc đối thoại cấp cao giữa hai nước. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề cần thảo luận và hai bên sẽ trao đổi nhằm giải quyết xung đột Ukraine, cũng như tìm giải pháp bình thường hóa quan hệ song phương Nga – Mỹ. Tất cả những điều này sẽ được tổng thống hai nước thảo luận cho đến chừng nào thấy còn cần thiết.
Tổng thống Mỹ Donald Trump trước đó cho biết, ông mong chờ cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin.
Cuộc điện đàm hôm nay là cuộc trò chuyện đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo Nga và Mỹ kể từ khi Ukraine đồng ý ủng hộ lệnh ngừng bắn có thời hạn 30 ngày vào tuần trước. Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố rằng, mặc dù ông cởi mở với ý tưởng ngừng bắn, nhưng một số điều kiện tiên quyết cần được giải quyết trước. Theo đó, nhà lãnh đạo Nga kêu gọi đàm phán rộng rãi hơn về một giải pháp lâu dài cho cuộc chiến, bao gồm phi quân sự hóa Ukraine, chấm dứt viện trợ quân sự của phương Tây và Ukraine cam kết không gia nhập NATO.
Điều gì đã thay đổi kể từ cuộc điện đàm gần đây của Trump – Putin?
Kể từ cuộc điện đàm bất ngờ ngày 12/2 giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin, viễn cảnh hòa bình ở Ukraine đã trở nên gần hơn bất kỳ thời điểm nào trong những năm gần đây.
Chuyển hướng sang bình thường hóa
Khi bắt đầu nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai vào tháng 1/2025, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đi ngược lại chính sách của người tiền nhiệm Joe Biden, người tìm cách "cô lập" ngoại giao đối với Nga để đáp trả sự tham gia của nước này vào cuộc xung đột Ukraine.
Các quan chức chính quyền Tổng thống Trump lập luận rằng, chính sách ngoại giao của Mỹ sẽ bao gồm đối thoại với cả đồng minh và đối thủ.
Khôi phục quan hệ ngoại giao
Vào ngày 18/2, các nhà ngoại giao cấp cao của Nga và Mỹ đã gặp nhau tại Ả Rập Xê Út. Hai bên đã nhất trí bình thường hóa hoạt động của các phái bộ ngoại giao, vốn trước đây bị cản trở bởi các hạn chế lẫn nhau.
Một cuộc họp tiếp theo tại Thổ Nhĩ Kỳ một tuần sau đó đã dẫn đến tiến triển rõ rệt, khi Mỹ chấp nhận Aleksandr Darchiev làm đại sứ mới của Nga tại Washington. Ông Darchiev, trước đây là người đứng đầu Bộ phận Bắc Mỹ của Bộ Ngoại giao Nga, đã đại diện cho Moscow trong các cuộc đàm phán tại Istanbul.
Gây áp lực lên Ukraine
Điểm cốt lõi trong việc thiết lập lại quan hệ ngoại giao của ông Trump với Nga là ông từ chối tiếp tục cam kết ủng hộ vô thời hạn của Cựu tổng thống Joe Biden đối với Kiev. Chính quyền mới của Mỹ hiện nhấn mạnh rằng Ukraine phải sẵn sàng thỏa hiệp để chấm dứt xung đột.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ban đầu đã phản đối sự thay đổi này. Trong một cuộc gặp mặt căng thẳng tại Nhà Trắng vào ngày 28/2, ông Zelensky đã công khai thách thức cách tiếp cận của Tổng thống Trump đối với đàm phán hòa bình, khiến phái đoàn Ukraine đột ngột rời đi và tạm thời bị đình chỉ viện trợ và chia sẻ thông tin tình báo của Mỹ sau đó.
Kể từ đó, Kiev đã giảm bớt một số yêu cầu quan trọng, đáng chú ý là từ bỏ việc đòi đảm bảo an ninh của phương Tây như một điều kiện tiên quyết để đàm phán. Sau các cuộc thảo luận song phương tại Jeddah vào tuần trước, Tổng thống Zelensky đã công khai ủng hộ lệnh ngừng bắn vô điều kiện trong 30 ngày.
Thất bại ở Kursk
Vị thế đàm phán của Ukraine đã bị suy yếu hơn nữa do những thất bại trên chiến trường ở Vùng Kursk của Nga, nơi lực lượng của Moscow đã đẩy lui phần lớn quân đội Ukraine sau một cuộc xâm nhập vào tháng 8/2024. Cuộc tấn công khiến Kiev thiệt hại hơn 68.000 quân, bị thương hoặc bị bắt làm tù binh, nhằm mục đích giành quân bài mặc cả cho các cuộc đàm phán hòa bình bằng cách chiếm giữ lãnh thổ Nga được quốc tế công nhận.
Kiev từ chối lời đề nghị khoan hồng của Putin đối với quân đội ở Kursk
Tuy nhiên, sau khi Nga giải phóng thị trấn Sudzha - từng là trọng điểm cho các hoạt động quân sự của Ukraine - Kiev tuyên bố mục tiêu của mình trong cuộc xâm nhập Kursk đã "đạt được". Quân đội Ukraine vẫn khẳng định lực lượng của mình đã rút khỏi khu vực một cách có trật tự và phủ nhận lời khẳng định của Nga và Mỹ về việc gần như bị bao vây.
Ngừng bắn tạm thời
Tổng thống Putin đã bày tỏ sự ủng hộ đối với đề xuất của ông Trump về lệnh ngừng bắn trong 30 ngày nhưng nhấn mạnh rằng, Moscow sẽ không cho phép Kiev lợi dụng lệnh tạm dừng để tập hợp lại quân đội hoặc tăng viện. Nga khẳng định bất kỳ lệnh ngừng bắn nào cũng phải bao gồm việc đóng băng việc cung cấp vũ khí và dừng chế độ nghĩa vụ quân sự bắt buộc ở Ukraine.
Các quan chức Ukraine, cùng với một số nhà lãnh đạo phương Tây, đã cáo buộc Tổng thống Putin phản đối lệnh ngừng bắn, thúc giục ông Trump trả đũa bằng cách tăng viện trợ quân sự và trừng phạt Nga.


Với việc công bố mức thuế nhập khẩu mới, ông Trump không những tuyên chiến với thương mại tự do mà còn tự cách biệt nước Mỹ với phần còn lại của thế giới vẫn luôn chủ trương thúc đẩy thương mại tự do.
Lực lượng cứu hộ Trung Quốc ngày 3/4 đã giải cứu thành công một người đàn ông khoảng 52 tuổi sau 120 giờ bị mắc kẹt dưới đống đổ nát của một khách sạn bị sập ở thành phố Mandalay, Myanmar.
Mỹ đã phê duyệt thoả thuận bán 20 máy bay chiến đấu F-16 Block 70/72 cho Philippines với giá trị 5,58 tỷ USD.
Kể từ khi Ả rập Xê út triển khai kế hoạch Tầm nhìn 2030, nhiều cơ hội mới đã mở ra giúp các nghệ sĩ tập trung hơn vào việc lưu giữ và tái hiện di sản văn hóa.
Tại hội nghị ngoại trưởng các nước thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ngày 3/4 ở thủ đô Brussels của Bỉ, Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio tuyên bố Washington vẫn sẽ ở lại liên minh quân sự này
Canada là nước đầu tiên tuyên bố áp thuế trả đũa sau khi Mỹ công bố kế hoạch áp thuế đối ứng đối với hàng hoá nhập khẩu.
0