Điện Biên vừa xảy ra động đất có độ lớn 3,5

Trận động đất xảy ra lúc 10 giờ 21 phút 53 giây ngày 23/5 tại khu vực Mường Chà, có độ lớn 3,5 với độ sâu chấn tiêu khoảng 10km.

Theo thông tin từ Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần - Viện Các khoa học trái đất, khoảng 10 giờ 21 phút 53 giây ngày 23/5 (giờ địa phương), tại khu vực Mường Chà, Điện Biên xảy ra trận động đất có độ lớn 3,5; tọa độ 21,743 độ vĩ Bắc, 103,146 độ kinh Đông, với độ sâu chấn tiêu khoảng 10km. Các chuyên gia đánh giá cấp độ của trận động đất này không gây rủi ro thiên tai.

Trước đó, ngày 16/5, tại khu vực Mường Chà, Điện Biên đã xảy ra 2 trận động đất có độ lớn 5,0 và 4,0. Nhiều người dân tại một số huyện lân cận như thành phố Điện Biên Phủ, huyện Điện Biên, thị xã Mường Lay... cảm nhận rõ sự rung lắc của hai trận động đất này.

Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần hiện đang tiếp tục theo dõi diễn biến của trận động đất này đồng thời khuyến cáo người dân tại khu vực bị ảnh hưởng cần giữ bình tĩnh, theo dõi thông tin chính thức từ cơ quan chức năng và chủ động thực hiện các biện pháp phòng tránh thiên tai khi có yêu cầu.

Trong 100 năm trở lại đây, hai trận động đất lớn nhất tại Việt Nam đều xảy ra tại Điện Biên. Năm 1935, trận động đất có độ lớn 6,9 tâm chấn nằm ở phía Nam lòng chảo Điện Biên và năm 1983 trận động đất có độ lớn 6,7 tâm chấn ở huyện Tuần Giáo.

Bản đồ tâm chấn trận động đất mạnh 5 độ ở huyện Mường Chà xảy ra sáng 23/5. Ảnh: Viện Các khoa học Trái đất.

Rất may, cả hai trận động đất trên đều không gây thiệt hại lớn vì thời điểm đó chưa có nhiều các công trình xây dựng hiện đại, chủ yếu là đồi núi.

Trong tương lai, động đất có thể sẽ xuất hiện và gây ra hậu quả lớn, nhất là nếu xảy ra ở các khu vực đông dân cư và có các công trình trọng điểm. Do đó, việc đánh giá nguy hiểm động đất là rất cần thiết và cần được cập nhật hằng năm để phục vụ thiết thực cho công tác quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội, thiết kế kháng chấn cho các loại công trình từ trọng điểm đến khu dân cư.

Tiến sĩ Trần Xuân Anh, Phó Viện trưởng Viện Các Khoa học Trái đất cho biết Viện sẽ tiếp tục khảo sát, quan trắc, nghiên cứu chi tiết về địa chất kiến tạo và chế độ địa chấn trong khu vực tỉnh Điện Biên và lân cận. Bên cạnh đó, Viện sẽ thông báo kịp thời về hoạt động động đất đến chính quyền và người dân tại khu vực này.

Theo quy định về “Quy chế phòng, chống động đất, sóng thần”, Ủy ban nhân dân các cấp khi nhận được tin động đất, cảnh báo sóng thần phải thông báo tin trên đến nhân dân trong khu vực; tổ chức hướng dẫn sơ tán dân và huy động các phương tiện trên địa bàn để giúp dân sơ tán đến nơi an toàn đồng thời có biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự trong khu vực.

Khi nhận được tin động đất, cảnh báo sóng thần, mọi công dân trong vùng bị ảnh hưởng phải chủ động sơ tán khỏi vùng nguy hiểm để đảm bảo an toàn.

Theo TTXVN

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Một số điểm tại miền Bắc có nguy cơ lũ quét, sạt lở đất do mưa lớn trong vài ngày qua, cơ quan khí tượng cảnh báo.

Đoàn giám sát của HĐND thành phố do Phó Chủ tịch HĐND thành phố Phạm Quí Tiên làm Trưởng đoàn đã làm việc với Thanh tra thành phố vào sáng nay 23/5.

Cầu Tứ Liên vừa khởi công không chỉ là công trình giao thông trọng điểm mà còn là biểu tượng của bước chuyển chiến lược trong phát triển đô thị Hà Nội.

Các đại biểu Quốc hội đã thảo luận tại hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 7 luật quan trọng, trong đó có Luật Đấu thầu.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sẽ thăm chính thức Malaysia và tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 46 và các Hội nghị Cấp cao liên quan tại Kuala Lumpur, Malaysia từ ngày 24 đến ngày 28 tháng 5 năm 2025

Thành phố đã xử lý được 2/37 điểm thường xuyên xảy ra ùn tắc giao thông, điều chỉnh tổ chức giao thông tại 68 vị trí từ đầu năm 2025 đến nay.