Diễn biến chiến sự Nga - Ukraine ngày 16/11

Quân đội Nga đã kiểm soát các khu định cư Leninskoye và Makarovka tại Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DPR) trong chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, Bộ Quốc phòng Nga ngày 16/11 cho biết.

“Các đơn vị thuộc Nhóm tác chiến trung tâm đã kiểm soát khu định cư Leninskoye tại Cộng hòa Nhân dân Donetsk nhờ các hoạt động tấn công thành công… Các đơn vị thuộc nhóm tác chiến phía Đông cũng đã kiểm soát khu định cư Makarovka tại Cộng hòa Nhân dân Donetsk trong các hoạt động tích cực thành công”, Bộ này cho biết trong một tuyên bố.

Nga tấn công cơ sở hạ tầng năng lượng và sân bay quân sự của Ukraine

Cũng theo Bộ quốc phòng Nga, trong ngày qua, quân đội nước này đã tấn công cơ sở hạ tầng năng lượng và sân bay quân sự của quân đội Ukraine.

“Máy bay tác chiến/chiến thuật, máy bay không người lái tấn công, lực lượng tên lửa và pháo binh của các nhóm lực lượng Nga đã tấn công các địa điểm cơ sở hạ tầng năng lượng được sử dụng để cung cấp cho các hoạt động của quân đội Ukraine, cơ sở hạ tầng của sân bay quân sự, xưởng sản xuất và cơ sở lưu trữ máy bay không người lái, đồng thời tập trung nhân lực và thiết bị quân sự của đối phương tại 165 khu vực”, Bộ Quốc phòng Nga cho biết.

Binh sỹ Nga điều khiển máy bay không người lái tại chiến trường Ukraine

Lực lượng phòng không Nga phá hủy 102 UAV của Ukraine, bốn tên lửa HIMARS

Bộ Quốc phòng Nga cho biết, trong ngày, phòng không Nga đã bắn hạ 102 máy bay không người lái (UAV) của Ukraine và bốn tên lửa HIMARS do Mỹ sản xuất.

Kể từ khi xung đột bắt đầu nổ ra, lực lượng vũ trang Nga đã phá hủy 648 máy bay chiến đấu, 283 trực thăng, 35.960 máy bay không người lái, 586 hệ thống tên lửa đất đối không, 19.343 xe tăng và các xe chiến đấu bọc thép khác, 1.489 bệ phóng tên lửa đa nòng, 17.972 pháo dã chiến và súng cối cùng 28.437 xe cơ giới quân sự đặc biệt của Ukraine.

Ukraine đặt mục tiêu kết thúc xung đột thông qua đàm phán

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 16/1 cho biết Ukraine cần thực hiện mọi biện pháp có thể để đảm bảo cuộc xung đột với Nga sẽ kết thúc vào năm tới thông qua biện pháp ngoại giao.

Trong một cuộc phỏng vấn trên đài phát thanh Ukraine ngày 16/11, ông Zelensky thừa nhận rằng tình hình chiến trường ở miền Đông Ukraine vẫn khó khăn và Nga đang có những bước tiến.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky.

Ông Zelensky cáo buộc người đồng cấp Nga Vladimir Putin không quan tâm đến việc thống nhất một thỏa thuận hòa bình và chia sẻ rằng theo luật pháp Mỹ, ông không thể gặp Tổng thống đắc cử Donald Trump trước lễ tuyên thệ vào tháng 1/2025. Tổng thống Zelensky đồng thời tiết lộ ông sẽ chỉ trao đổi với chính ông Trump thay vì với sứ giả hoặc cố vấn.

Trong khi đó, tại cuộc điện đàm đầu tiên với Thủ tướng Đức Olaf Scholz sau gần 2 năm, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã khẳng định Moscow sẵn sàng đàm phán để giải quyết cuộc xung đột ở Ukraine, dựa trên các đề xuất đã được Bộ Ngoại giao Nga công bố vào tháng 6.

Các điều kiện này bao gồm quân đội Ukraine rút khỏi Donetsk và Lugansk, các vùng Zaporizia, Kherson. Bên cạnh đó là cam kết của Ukraine về việc áp dụng quy chế không liên kết, phi phát xít hóa và phi quân sự hóa đất nước, dỡ bỏ mọi lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga.

Tổng thống Putin nhấn mạnh rằng tất cả điều kiện này phải được ghi nhận trong các thỏa thuận quốc tế cơ bản.

Tổng thống Ukraine nói Thủ tướng Đức Olaf Scholz mở ra “chiếc hộp Pandora” khi gọi điện cho Tổng thống Nga Vladimir Putin

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã lên tiếng phản đối việc các nhà lãnh đạo phương Tây nói chuyện với Moscow về đàm phán chấm dứt xung đột.

Ông Zelensky đưa ra tuyên bố trên trong bài phát biểu qua video buổi tối, sau cuộc điện đàm diễn ra trước đó cùng ngày giữa Thủ tướng Đức Olaf Scholz và Tổng thống Nga Vladimir Putin. Đây là cuộc điện đàm đầu tiên sau gần hai năm giữa lãnh đạo hai nước Nga và Đức. Cuộc trò chuyện kéo dài gần một giờ và đề cập đến Ukraine, cùng với những vấn đề khác.

Theo Tổng thống Ukraine Zelensky, cuộc gọi từ Thủ tướng Đức Olaf Scholz tới Tổng thống Nga Vladimir Putin đã mở ra một “chiếc hộp Pandora” và trao cho Moscow những gì họ muốn. Bây giờ có thể có những cuộc trò chuyện khác, những cuộc gọi khác. Ông Zelensky than thở rằng điều này sẽ làm suy yếu “sự cô lập” của Nga và dẫn đến “Kochỉ là rất nhiều lời nói”, mà không có bất kỳ kết quả thực tế nào.

Theo Berlin, trong cuộc điện đàm, Thủ tướng Đức Scholz đã yêu cầu Nga rút quân khỏi Ukraine và nhấn mạnh rằng Đức sẽ tiếp tục ủng hộ Kiev.

Trong khi đó, Điện Kremlin cho biết, trong cuộc điện đàm, Tổng thống Putin đã giải thích nguyên nhân gốc rễ của cuộc xung đột với nhà lãnh đạo Đức và cho biết Moscow vẫn sẵn sàng nối lại các cuộc đàm phán mà Kiev đã phá vỡ.

Tổng thống Nga Vladimir Putin điện đàm với Thủ tướng Đức Olaf Scholz

Tổng thống Putin cũng nhấn mạnh, các điều khoản của Nga “đã được biết đến rộng rãi” và được nêu trong bài phát biểu của ông vào tháng 6. Theo đó, các thỏa thuận khả thi nên tính đến lợi ích của Liên bang Nga trong lĩnh vực an ninh, xuất phát từ thực tế lãnh thổ mới và quan trọng nhất là loại bỏ nguyên nhân gốc rễ của cuộc xung đột.

Ngoại trưởng Nga nêu rõ cách tiếp cận của Moscow đối với cuộc xung đột tại Ukraine

Trong chuyến thăm Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất, Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Lavrov đã nêu rõ cách tiếp cận và nguyên tắc của Moscow liên quan đến cuộc khủng hoảng ở Ukraine.

“Ông Sergey Lavrov đã nêu rõ các nguyên tắc, quan điểm và ý kiến ​​của Nga về tình hình địa chính trị hiện tại, bao gồm tình hình ở Ukraine và xung quanh nước này”, Bộ Ngoại giao Nga cho biết.

Ngoại trưởng Nga Lavrov đã đến Abu Dhabi để tham gia diễn đàn hòa bình và an ninh quốc tế Sir Bani Yas và tham dự một loạt các cuộc gặp song phương. Khi được một phóng viên hỏi liệu những người tham gia diễn đàn khác có đưa ra cách tiếp cận thực tế khi thảo luận về tình hình xung đột hay không, ông Lavrov trả lời rằng các ý kiến ​​chắc chắn đã trở nên thực tế hơn.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump vừa công bố ba đề cử cho các vị trí Bộ trưởng Giáo dục, lãnh đạo Medicare và Medicaid, và Bộ trưởng Thương mại. Những lựa chọn này thể hiện ưu tiên của ông Trump dựa trên lòng trung thành và cam kết cải tổ các cơ quan liên bang.

Tờ Washington Post hôm nay, 20/11, dẫn nguồn tin quan chức Mỹ cho biết Tổng thống Joe Biden đã chấp thuận cung cấp mìn chống bộ binh cho Ukraine sau khi Kiev cam kết không sử dụng mìn ở những khu vực đông dân cư.

Ngày 19/11, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và chính quyền Ukraine đã đạt được thỏa thuận để hỗ trợ Ukraine khoảng 1,1 tỷ USD. Tuy nhiên, Ban điều hành IMF vẫn cần phải cân nhắc về thỏa thuận này.

Giá dầu thế giới gần như không biến động trong phiên giao dịch ngày 19/11. Những dấu hiệu leo thang căng thẳng Nga - Ukraine khiến các nhà đầu tư thận trọng trước nguy cơ gián đoạn nguồn cung.

Ngày 20/11, quân đội Pakistan cho biết ít nhất 12 binh sĩ đã thiệt mạng do vụ tấn công liều chết nhằm vào đồn kiểm soát quân sự tại tỉnh Khyber Pakhtunkhwa, Tây Bắc nước này.

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đề cử tỷ phú Howard Lutnick, Giám đốc điều hành Công ty dịch vụ tài chính Cantor Fitzgerald làm Bộ trưởng Thương mại trong chính quyền sắp tới của mình. Việc bổ nhiệm ông Lutnick cần được Thượng viện Mỹ phê chuẩn.