Điểm tựa của những người bị bạo lực gia đình
Theo đó, Trung tâm Dịch vụ Một cửa (OSSC), hay còn được gọi là “Ngôi nhà Ánh Dương” nhằm mục đích phát hiện, ngăn chặn và hỗ trợ những người bị bạo lực. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội với sự hỗ trợ kỹ thuật và tài chính của UNFPA phối hợp với Cơ quan Phát triển quốc tế Hàn Quốc (KOICA) đã thành lập Trung tâm đầu tiên tại Quảng Ninh vào tháng 4 năm 2020.
Ngôi nhà Ánh Dương cung cấp các dịch vụ thiết yếu, toàn diện và tổng hợp cho phụ nữ và trẻ em gái đang gặp phải và/hoặc có nguy cơ bị bạo lực gia đình và bạo lực trên cơ sở giới. Trung tâm cung cấp các dịch vụ, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế, bao gồm chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ tâm lý, tư vấn, dịch vụ xã hội, nhà tạm lánh, bảo vệ từ công an, dịch vụ pháp lý, tư pháp và chuyển tuyến. Tất cả các dịch vụ được cung cấp tại Ngôi nhà Ánh Dương đều dựa trên nguyên tắc lấy người bị bạo lực làm trung tâm, trong đó người bị bạo lực được tôn trọng và nhân phẩm được bảo vệ, đồng thời đảm bảo về quyền riêng tư và bí mật.

Phát biểu tại lễ khai trương hai Ngôi nhà Ánh Dương tại TP HCM và Đà Nẵng, bà Naomi Kitahara, Trưởng Đại diện của UNFPA tại Việt Nam, nhấn mạnh: “Chấm dứt bạo lực trên cơ sở giới và các thực hành có hại với phụ nữ và trẻ em gái là một trong ba đầu ra chuyển đổi trong Kế hoạch Chiến lược của UNFPA toàn cầu. Tại Việt Nam, UNFPA đã đồng hành với Chính phủ Việt Nam trên hành trình chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái. Chúng tôi muốn đảm bảo rằng tất cả phụ nữ và trẻ em gái ở Việt Nam, bao gồm những người dễ bị tổn thương nhất, có quyền được sống một cuộc sống không có bạo lực và không bị tổn hại về nhân phẩm.”
Theo nghiên cứu Quốc gia năm 2019 về bạo lực đối với phụ nữ, cứ 3 phụ nữ từ 15-64 tuổi, thì có gần 2 người từng chịu ít nhất một hình thức của bạo lực thể chất, tình dục, tinh thần và/hoặc kinh tế trong đời. Và vấn đề này còn ẩn giấu rất nhiều trong xã hội Việt Nam, khi hơn 90% phụ nữ từng bị bạo lực không tìm kiếm bất kỳ sự trợ giúp nào từ các dịch vụ công, và một nửa trong số đó chưa bao giờ chia sẻ câu chuyện của mình với bất cứ ai. Bạo lực trên cơ sở giới gây thiệt hại cho Việt Nam ước tính khoảng 1,81% GDP vào năm 2018, đây là một con số khá đáng kể.
Bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái, vốn đã tồn tại từ trước, nhưng đã trở nên trầm trọng hơn trong bối cảnh Covid-19. Các báo cáo gần đây cho thấy những quy định về việc hạn chế đi lại, cách ly xã hội và các biện pháp kiểm soát dịch, cùng với áp lực về kinh tế, xã hội và những căng thẳng trong gia đình, đã dẫn đến gia tăng bạo lực gia đình, đặc biệt là bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái trên toàn thế giới, và Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ.
Cho đến thời điểm hiện tại, Ngôi nhà Ánh Dương do UNFPA hỗ trợ ở Quảng Ninh ra mắt vào năm 2020 và ở Thanh Hóa ra mắt vào đầu năm nay, đã hỗ trợ hơn 450 trường hợp bị bạo lực và các đường dây nóng miễn phí hoạt động 24/7 đã nhận được hơn 1.000 cuộc gọi trợ giúp mỗi tháng.


Ban quản lý dự án sân bay Long Thành đang đồng loạt triển khai nhiều gói thầu lớn, tăng tốc thi công, sẵn sàng bay hiệu chuẩn trước 30/4
Với gần 900 sản phẩm du lịch từ hơn 100 gian hàng, nhiều người dân TP.HCM 'săn' được tour giá rẻ cho dịp hè tại Ngày hội Du lịch TP.HCM
Hơn 1.000 bộ đội và dân quân ở khu vực phía Bắc đã tiếp tục di chuyển trên hai đoàn tàu khởi hành từ ga Hà Nội vào miền Nam hội quân, để hợp luyện và tham gia diễu binh, diễu hành nhân dịp 30/4.
Quận Ba Đình, TP. Hà Nội lắp đặt hệ thống camera giám sát tích hợp công nghệ AI, giúp nhận diện, phát hiện vi phạm và xử lý triệt để các “điểm nóng” về đổ trộm rác thải.
Công tác thi công khán đài, sân khấu phục vụ Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại TP.HCM đang diễn ra khẩn trương, đảm bảo kế hoạch đề ra.
Nhiều người cao tuổi thành phố Hà Nội đã phát huy vai trò tuổi cao gương sáng, tích cực lao động, phát triển kinh tế gia đình.
0