Điểm tựa của ngư dân giữa muôn trùng khơi

Biển cả mênh mông, mang lại nguồn tài nguyên phong phú nhưng cũng đầy rủi ro. Do đó, những hỗ trợ đồng hành với ngư dân nơi đầu sóng ngọn gió là vô cùng cần thiết.

Tuyên truyền pháp luật biển, tìm kiếm cứu nạn, sửa chữa, khắc phục ngay những hỏng hóc tàu cá cho bà con, cung cấp nước ngọt, lương thực thực phẩm, khám bệnh cấp phát thuốc miễn phí, cung cấp xăng dầu bằng với giá trên đất liền,... là những việc mà các cán bộ, chiến sĩ đã và đang hỗ trợ ngư dân tại khu vực quần đảo Trường Sa.

Ngư dân Nguyễn Văn Thịnh chia sẻ: "Tàu cá của chúng tôi được sự giúp đỡ đã vào âu tàu tránh bão và được trung tâm hỗ trợ nhiệt tình: cung cấp nước ngọt sửa chữa, tặng cờ, áo phao, gia cố dây neo đậu tránh trú bão gió thật chắc chắn...".

Trung tâm Dịch vụ hậu cần nghề cá đảo Đá Tây có đầy đủ cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ cho các tàu cá. Nhiên liệu, lương thực, thực phẩm được bán với giá như ở trong đất liền giúp tiết kiệm nhiều chi phí cho ngư dân. Mỗi năm, Trung tâm Dịch vụ hậu cần nghề cá đảo Đá Tây cấp khoảng 400 nghìn m³ dầu, sản xuất 126 nghìn cây đá, 23 nghìn m³ nước ngọt phục vụ cho tàu bè trong khu vực. Âu tàu tại đây có diện tích hơn 13 ha, được chắn gió bằng đê kè, sức chứa cùng lúc hơn 200 tàu cá, thuận lợi cho ngư dân tránh trú bão trong những đợt đánh bắt xa bờ.

Ông Huỳnh Ngọc Duy, Phó Giám đốc Trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá đảo Đá Tây, Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho biết: "Khu vực đánh bắt xa bờ chủ yếu phục vụ bà con miền Trung, đầu tiên là ngư dân câu cá ngừ ở Phú Yên. Ngoài ra, một số tỉnh như Bà Rịa - Vũng Tàu cũng thực hiện lưới cản. Bình thường không có Trung tâm hỗ trợ, bà con có thể đi khoảng 22 ngày rồi phải quay về đất liền tiếp nhiên liệu, đá, sau đó lại tiếp tục ra biển, rất tốn chi phí, nhiên liệu. Hiện nay có đơn vị hỗ trợ, bà con vào tiếp dầu, đá,.. được thuận tiện hơn".

Trong năm 2024, các đảo trên huyện đảo Trường Sa và các tàu trực thuộc Vùng 4 Hải quân đã hỗ trợ hơn 400 tàu gặp khó khăn về lương thực, thực phẩm do thời tiết xấu; hướng dẫn hơn 6.000 lượt tàu cá vào các âu tàu, lòng hồ tránh trú bão.

Huyện đảo Trường Sa hiện có gần 10 bệnh xá quân y và một trung tâm y tế được trang bị máy móc, trang thiết bị y tế hiện đại. Trong năm qua, huyện đảo đã cấp cứu hơn 100 trường hợp người dân trên đảo và ngư dân các tỉnh đến khám, chữa bệnh; cấp thuốc miễn phí cho hơn 6.000 trường hợp.

Thượng tá Nguyễn Tường Tín - Chỉ huy trưởng đảo Đá Tây cho biết: "Tại đảo hiện có hệ thống các tàu trực tăng cường kiểm soát, giúp đỡ ngư dân ra vào tránh trú trong âu; đồng thời phối hợp với các lực lượng có thể tổ chức khám điều trị chữa bệnh cho ngư dân. Đến Quý I/2025, đơn vị đã tổ chức khám, chữa bệnh 400 lượt ngư dân; ngoài ra cấp thuốc điều trị cấp cứu cho 4 trường hợp; ủng hộ, giúp đỡ ngư dân vươn khơi bám biển, cấp thêm lương thực thực phẩm cho ngư dân, đặc biệt là những lúc biển động, tránh trú trong âu".

Trước đây, mỗi chuyến tàu ra khơi đánh bắt hải sản chưa đầy một tháng sẽ phải vào đất liền để tiếp tế, nay nhờ có các âu tàu, các chuyến đi biển được dài ngày hơn, chi phí giảm khoảng 40%. Những âu tàu ở Trường Sa không chỉ cung cấp nhiên liệu, tiếp nước ngọt miễn phí mà còn tiếp sức cho các ngư dân yên tâm bám biển dài ngày.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sau khi 4 học sinh tắm biển bị sóng cuốn trôi tại huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi, đến sáng 2/5, các lực lượng chức năng cùng người dân địa phương, gia đình vẫn đang nỗ lực tìm kiếm các em.

Công an tỉnh Bình Thuận đã huy động hơn 200 cảnh sát, chia làm ba mũi bao vây toàn bộ quán Paris Night (TP. Phan Thiết), bắt quả tang 42 thanh niên nam, nữ đang sử dụng ma túy, thu giữ nhiều tang vật liên quan.

Kết quả kiểm tra, có căn cứ xác định hành vi điều khiển xe ô tô BKS: 84C- 102.77 của Nguyễn Văn Bảo Trung (sinh năm 1992, ở tỉnh Trà Vinh) có dấu hiệu phạm tội vi phạm quy định về giao thông đường bộ.

Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam, ông Hà Vĩ mới đây đã có cuộc họp báo trả lời về quan hệ ngoại giao Việt Nam - Trung Quốc, trong đó khẳng định, quan hệ Việt - Trung lấy nhân dân làm nền tảng và sức mạnh của quan hệ ấy cũng bắt nguồn từ nhân dân.

Thành ủy Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 316 về đổi mới công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn thành phố.

Ứng dụng AI trong khu vực công giúp tiết kiệm nguồn lực, thời gian, tăng hiệu quả công việc cho cá nhân cán bộ, công chức và cơ quan.