Điểm mới trong luật quảng cáo - siết trách nhiệm người nổi tiếng

Liên tiếp những vụ việc người nổi tiếng quảng cáo sai sự thật, thổi phồng công dụng sản phẩm đã gây bức xúc dư luận gần đây. Sức ảnh hưởng lớn nhưng trách nhiệm xã hội chưa tương xứng, đang là khoảng trống pháp lý cần lấp đầy.

Sau khi xem quảng cáo về sản phẩm tiêu u của nghệ sĩ Hồng Vân, nhiều người đã tìm hiểu và mua sản phẩm này với hy vọng phòng ngừa bệnh u sơ, u nang cho bản thân. Tuy nhiên, gần đây thông tin đại chúng đã nói rất nhiều về các sản phẩm mà người nổi tiếng quảng cáo sai sự thật, khiến công chúng cảm thấy hoang mang và mất niềm tin vào người nổi tiếng.

Câu chuyện tương tự như trên không hề hiếm. Thực tế, mỗi lời nói của người nổi tiếng không chỉ ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng mà còn đến sức khỏe và niềm tin của cộng đồng. Đã đến lúc cần đặt ra giới hạn rõ ràng giữa ảnh hưởng cá nhân và trách nhiệm xã hội.

Ông Bùi Hoài Sơn, Đại biểu chuyên trách Ủy ban Văn hóa – Xã hội của Quốc hội, cho biết: "Khi người tiêu dùng đã chọn niềm tin, tình cảm, yêu mến vào những người nổi tiếng, cũng như những sản phẩm mà người nổi tiếng đưa ra, thì đó rõ ràng là nguy cơ rất lớn. Nguy hại không chỉ là sản phẩm mà họ tiêu thụ, mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe và niềm tin của người tiêu dùng đối với sản phẩm và cả người nổi tiếng nữa".

Ông Triệu Thế Hùng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục Quốc hội, cho hay: "Tại Khoản 5, Điều 1 dự thảo luật sửa đổi bổ sung điều 11 của luật quảng cáo năm 2013 quy định tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định của luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan thì tùy thuộc vào tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu gây thiệt hại, phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, theo quy định tại Khoản 3, Điều 23, người quảng cáo, người kinh doanh dịch vụ quảng cáo, người phát hành quảng cáo, người chuyển tải sản phẩm quảng cáo tham gia hoạt động quảng cáo trên mạng phải chấp hành các biện pháp xử phạt vi phạm pháp luật về quảng cáo".

Luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật quảng cáo sẽ tạo dựng hành lang pháp lý đồng bộ, minh bạch và công bằng cho các chủ thể tham gia quảng cáo. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng quảng cáo tại Việt Nam, thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của ngành công nghiệp quảng cáo và bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Trung Quốc tại Việt Nam, ông Hà Vĩ vào chiều 9/5, tại Trụ sở Chính phủ, nhằm thảo luận về các lĩnh vực hợp tác song phương.

Công an thành phố Hà Nội cho biết, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý đã điều tra, làm rõ nhóm đối tượng ngụy trang ma túy trong thực phẩm để hoạt động mua bán trái phép trên không gian mạng.

Một nam thanh niên ở Hà Nội lên mạng đã bị các đối tượng thao túng, chiếm đoạt hơn 3,5 tỷ đồng vì xem video đồi trụy và tìm dịch vụ “gái gọi” trên mạng.

Quốc hội thảo luận tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của Dự thảo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật vào sáng nay, 10/5. Các đại biểu tiếp tục đề xuất về bãi bỏ thủ tục công bố hợp quy.

Trách nhiệm đạo đức của những người nổi tiếng khi tham gia quảng cáo là vấn đề được nhiều đại biểu bàn luận khi tham gia cho ý kiến về dự thảo luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật quảng cáo tại Quốc hội, sáng ngày 10/5.

Theo Bộ Nội vụ, sau khi sắp xếp các đơn vị hành chính cấp tỉnh, sẽ có hơn 4.000 trụ sở cơ quan Nhà nước dôi dư, trong khi số trụ sở tiếp tục sử dụng là 33.956.