Điểm danh những doanh nghiệp nhà nước thua lỗ nghìn tỷ
Theo kết quả kiểm toán toàn năm 2021 cho thấy nhiều doanh nghiệp đang trong tình trạng kinh doanh thua lỗ nặng, thậm chí mất vốn.
Nhiều công ty con thuộc Vinachem, VNS, PV Gas, Petrolimex thua lỗ hàng trăm tỷ đồng.

5/22 công ty con thuộc Vinachem lỗ lũy kế đến 31/12/2020 là 15.473,64 tỷ đồng và 1 công ty con đang dừng hoạt động. Tại VNS, 4 công ty con, 5 công ty liên kết và 3 khoản đầu tư khác lỗ lũy kế 898,88 tỷ đồng...
VNS: Công ty mẹ (4 công ty con, 5 công ty liên kết và 3 khoản đầu tư khác lỗ lũy kế 898,88 tỷ đồng, trong đó 2 đơn vị đang tạm dừng hoạt động); CTCP Gang thép Thái Nguyên (3 công ty con, liên kết không hoạt động, không có khả năng phục hồi sản xuất).
Theo kết quả kiểm toán, một số đơn vị chưa xây dựng quy chế quản lý tiền, định mức tồn quỹ tiền mặt/tiền gửi ngân hàng, kế hoạch sử dụng dòng tiền hoặc quản lý dòng tiền chưa hiệu quả. Kiểm toán nhà nước chỉ ra, tại PVGAS, Công ty mẹ chưa cân đối dòng tiền từ các hợp đồng tiền gửi đến ngày đáo hạn khi xây dựng kế hoạch dòng tiền tháng/quý.
Công ty mẹ, CTCP Phân phối Khí thấp áp Dầu khí Việt Nam, CTCP CNG Việt Nam để số dư tiền gửi không kỳ hạn vượt định mức, chuyển tiếp cùng kỳ hạn nhiều hợp đồng tiền gửi từ 3 đến 9 tháng.
CTCP Phân phối Khí thấp áp Dầu khí Việt Nam và CTCP Kinh doanh LPG Việt Nam chưa chào lãi suất đến các tổ chức tín dụng khi gửi tiền.
Công ty mẹ - PVGAS: 2/6 công ty con lỗ lũy kế 602,37 tỷ đồng. Công ty mẹ - Petrolimex: Công ty TNHH MTV Petrolimex Lào lỗ lũy kế 114,82 tỷ đồng, âm vốn chủ sở hữu 57 tỷ đồng. TCT Điện lực TKV: Công ty CP Nhiệt điện Cẩm Phả lỗ lũy kế 1.771,1 tỷ đồng.
Theo Kiểm toán Nhà nước, một số khoản đầu tư của tập đoàn, tổng công ty vào công ty liên kết, đầu tư dài hạn khác bị thua lỗ, mất vốn. Như, Công ty mẹ - PVFCCo: 2/3 công ty liên kết lỗ lũy kế tại 31/12/2020 là 6.474,84 tỷ đồng, 1/2 khoản đầu tư dài hạn khác lỗ năm 2020 là 45,47 tỷ đồng.
Công ty mẹ - HUD: 4/5 công ty liên kết, đầu tư khác lỗ năm 2019 và năm 2020 là 55,49 tỷ đồng.


Giá trị Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024 được định giá 507 tỷ USD, xếp hạng 32 thế giới, tăng 1 bậc so với năm 2023 - thông tin từ hãng định giá thương hiệu và tư vấn chiến lược độc lập Brand Finance.
Giá vàng giao ngay đã tăng 3,1% lên 3.327,97 USD/ounce, sau khi đạt mức cao kỷ lục 3.332,89 USD trong phiên trước đó, tính đến 0h45 sáng 17/4 (theo giờ Việt Nam).
Giá vàng trong nước sáng 17/4 tiếp tục phá vỡ mức đỉnh lịch sử khi tăng lên 118 triệu đồng/lượng.
Cú bật mạnh của USD mang lại lợi thế tức thì cho các doanh nghiệp xuất khẩu nhưng cũng tạo ra áp lực lớn cho hoạt động nhập khẩu, chi phí sản xuất và đặc biệt là công tác điều hành tỷ giá, lạm phát.
VN-Index mở cửa phiên chiều với trạng thái giằng co kéo dài nhưng đến gần cuối phiên, lực bán đột ngột xuất hiện khiến chỉ số suy giảm và chìm trong sắc đỏ khi kết thúc phiên.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) vừa hạ dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ, do lo ngại căng thẳng thương mại leo thang ảnh hưởng đến triển vọng kinh tế.
0