Điểm danh những doanh nghiệp nhà nước thua lỗ nghìn tỷ 2021
Theo kết quả kiểm toán toàn năm 2021 cho thấy nhiều doanh nghiệp đang trong tình trạng kinh doanh thua lỗ nặng, thậm chí mất vốn.
Nhiều công ty con thuộc Vinachem, VNS, PV Gas, Petrolimex thua lỗ hàng trăm tỷ đồng.
5/22 công ty con thuộc Vinachem lỗ lũy kế đến 31/12/2020 là 15.473,64 tỷ đồng và 1 công ty con đang dừng hoạt động. Tại VNS, 4 công ty con, 5 công ty liên kết và 3 khoản đầu tư khác lỗ lũy kế 898,88 tỷ đồng...
VNS: Công ty mẹ (4 công ty con, 5 công ty liên kết và 3 khoản đầu tư khác lỗ lũy kế 898,88 tỷ đồng, trong đó 2 đơn vị đang tạm dừng hoạt động); CTCP Gang thép Thái Nguyên (3 công ty con, liên kết không hoạt động, không có khả năng phục hồi sản xuất).
Theo kết quả kiểm toán, một số đơn vị chưa xây dựng quy chế quản lý tiền, định mức tồn quỹ tiền mặt/tiền gửi ngân hàng, kế hoạch sử dụng dòng tiền hoặc quản lý dòng tiền chưa hiệu quả. Kiểm toán nhà nước chỉ ra, tại PVGAS, Công ty mẹ chưa cân đối dòng tiền từ các hợp đồng tiền gửi đến ngày đáo hạn khi xây dựng kế hoạch dòng tiền tháng/quý.
Công ty mẹ, CTCP Phân phối Khí thấp áp Dầu khí Việt Nam, CTCP CNG Việt Nam để số dư tiền gửi không kỳ hạn vượt định mức, chuyển tiếp cùng kỳ hạn nhiều hợp đồng tiền gửi từ 3 đến 9 tháng.
CTCP Phân phối Khí thấp áp Dầu khí Việt Nam và CTCP Kinh doanh LPG Việt Nam chưa chào lãi suất đến các tổ chức tín dụng khi gửi tiền.
Công ty mẹ - PVGAS: 2/6 công ty con lỗ lũy kế 602,37 tỷ đồng. Công ty mẹ - Petrolimex: Công ty TNHH MTV Petrolimex Lào lỗ lũy kế 114,82 tỷ đồng, âm vốn chủ sở hữu 57 tỷ đồng. TCT Điện lực TKV: Công ty CP Nhiệt điện Cẩm Phả lỗ lũy kế 1.771,1 tỷ đồng.
Theo Kiểm toán Nhà nước, một số khoản đầu tư của tập đoàn, tổng công ty vào công ty liên kết, đầu tư dài hạn khác bị thua lỗ, mất vốn. Như, Công ty mẹ - PVFCCo: 2/3 công ty liên kết lỗ lũy kế tại 31/12/2020 là 6.474,84 tỷ đồng, 1/2 khoản đầu tư dài hạn khác lỗ năm 2020 là 45,47 tỷ đồng.
Công ty mẹ - HUD: 4/5 công ty liên kết, đầu tư khác lỗ năm 2019 và năm 2020 là 55,49 tỷ đồng.


Trước động thái về thuế quan của Mỹ, cộng đồng doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam vẫn luôn lạc quan và tin tưởng vào chính sách và sự đàm phán của Việt Nam với Mỹ.
Hiệp hội doanh nghiệp Châu Âu tại Việt Nam (Eurocham) đã phối hợp với Đại sứ quán EU tại Việt Nam tổ chức tọa đàm “Thuế quan Mỹ”, qua đó bày tỏ tin tưởng vào các chính sách và đường lối của Chính phủ Việt Nam trong bối cảnh bị Mỹ áp 46% thuế.
Trước "cơn sóng thần" mang tên thuế đối ứng của Hoa Kỳ, các doanh nghiệp trong ngành logistics đã nhanh chóng có biện pháp ứng phó, đa dạng hóa thị trường để không gián đoạn chuỗi cung ứng và hoạt động kinh doanh.
Lego vừa khánh thành nhà máy hơn 1,3 tỷ USD tại Bình Dương, Việt Nam, vào ngày 9/4. Đây không chỉ là một dự án lớn, mà còn là tín hiệu tích cực cho Việt Nam trên bản đồ toàn cầu.
Những đối tác từ Mỹ bắt đầu gửi email tạm ngừng nhận đơn hàng trong tháng 4 với một số doanh nghiệp dệt may Việt Nam để xem xét mức thuế.
Nhiều doanh nghiệp lớn như Masan, Hoàng Anh Gia Lai, CII và MWG... đã đồng loạt lên tiếng trấn an cổ đông, khẳng định hoạt động kinh doanh ít bị ảnh hưởng và đã có sẵn các chiến lược ứng phó hiệu quả trước chính sách thuế quan mới của Mỹ.
0