Dịch sốt xuất huyết đang có chiều hướng diễn biến bất thường

Từ đầu năm 2024 đến nay, cả nước ghi nhận 22.000 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết, trong đó có 3 trường hợp tử vong, theo thống kê từ Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế.

Theo nhận định của các chuyên gia, sốt xuất huyết không còn là bệnh phát triển theo chu kỳ mà năm nào cũng có số ca mắc cao do biến đổi khí hậu, môi trường và đặc điểm dân cư.

Theo Bộ Y tế, dịch bệnh sốt xuất huyết đang có chiều hướng diễn biến bất thường, tính chất bệnh phức tạp, các biến chứng nguy hiểm xuất hiện ngày càng nhiều.

Hiện nay, Việt Nam lưu hành cả 4 tuýp virus Dengue gây bệnh. Đáng chú ý, nếu như trong năm 2023 tuýp D2 chiếm 88% ca bệnh thì sang năm 2024 tuýp D2 chiếm 70%.

Mùa cao điểm của dịch sốt xuất huyết sẽ bắt đầu từ tháng 7 đến tháng 11, mỗi người dân cần hiểu rõ về bệnh này để có cách dự phòng, phòng chống bệnh hiệu quả.

Đối với công tác phòng ngừa, Bộ Y tế nhấn mạnh, phương pháp phòng bệnh bền vững là kiểm soát vật trung gian lây bệnh là muỗi vằn và dự phòng chủ động bằng vaccine.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Thành phố Hà Nội đã ghi nhận gần 1.400 trường hợp mắc sởi trong ba tháng đầu năm, trong đó có 1 trường hợp tử vong tại phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm.

Cục An toàn Thực phát hiện trong 5 mẫu sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Man Plus Gold có chứa Sildenafil, Tadalafil với hàm lượng khác nhau.

Hà Nội ghi nhận gần 200 trường hợp mắc sởi trong tuần qua, nâng tổng số ca sởi của thành phố từ đầu năm 2025 đến nay là 1.250 ca.

Trung tâm Thông tin - Truyền thông thuộc Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương đã tổ chức Chương trình Giao lưu điển hình tiên tiến với chủ đề “Vinh quang đảng viên khoác áo blouse trắng”.

Hà Nội đã hoàn thành tiêm phòng sởi cho trẻ từ 1 đến 5 tuổi và tiêm phòng bổ sung sởi cho trẻ từ 6 đến dưới 9 tháng tuổi đạt 98%, vượt kế hoạch đề ra.

Hà Nội đang đối mặt với diễn biến phức tạp của nhiều dịch bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là sởi và tay chân miệng.