Dịch COVID-19: Số ca tử vong tăng vọt ở Indonesia, Nhà Vua và Hoàng hậu Malaysia tự cách ly phòng bệnh

(HanoiTV) - Khu vực Đông Nam Á tới rạng sáng 27/3 đã ghi nhận thêm 585 ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp (COVID-19) mới và 30 người thiệt mạng. Dịch bệnh đã gia tăng mạnh tại Indonesia với 20 ca tử vong, trong khi Malaysia cũng ghi nhận 235 ca nhiễm mới.

Ngày 26/3, các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tiếp tục chứng kiến dịch bệnh tăng mạnh, diễn biến leo thang đáng ngại, đặc biệt là tại Indonesia, Malaysia và Thái Lan.

Tính tới rạng sáng 27/3, khu vực Đông Nam Á có tổng cộng 5.732 ca mắc COVID-19, trong đó có 585 ca mới. Số người thiệt mạng vì dịch bệnh nguy hiểm đã tăng lên 152 người, tăng 30 ca so với một ngày trước đó. Các nước trong khu vực cũng thông báo 436 người đã được điều trị thành công và xuất viện.

Indonesia ghi nhận ngày đáng buồn nhất kể từ khi dịch bệnh bùng phát tại nước này. Theo thông báo của nhà chức trách Indonesia, trong vòng 24h qua, đã có 20 người thiệt mạng vì bệnh COVID-19, nâng tổng số ca tử vong tại nước này lên 78. Đây là ngày có số người thiệt mạng vì virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) nhiều nhất tại Indonesia.

Nước này cũng xác nhận có thêm 103 ca bệnh mới, nâng tổng số người mắc COVID-19 tại Indonesia lên 893.

Indonesia đang trở thành “điểm đen” của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 tại khu vực Đông Nam Á với các ca lây nhiễm gia tăng mỗi ngày trong khi số lượng và tỷ lệ tử vong tử vong đứng đầu khu vực. Các nhà khoa học cảnh báo tình trạng này có thể sẽ diễn biến nghiêm trọng hơn. Dịch bệnh cũng được dự báo sẽ kéo sụt đà tăng trưởng kinh tế của quốc gia vạn đảo này.

Một số ý kiến cho rằng, con số người mắc bệnh COVID-19 nói trên có khả năng thấp hơn nhiều so với thực tế do quy mô xét nghiệm hạn chế. Tính đến ngày 20/3, Indonesia mới chỉ tiến hành 1.898 xét nghiệm COVID-19, tương đương với khoảng 7 xét nghiệm trên 1 triệu dân, so với mức hơn 5.000 ở Hàn Quốc và hơn 2.000 tại Italy.

Thậm chí, Campuchia - quốc gia có quy mô dân số bằng 1/16 và quy mô GDP chưa tới 2% GDP của Indonesia - cũng đã có số lượng xét nghiệm gần bằng với nước này. Số lượng cơ sở xét nghiệm cũng chỉ mới được mở rộng từ 1 lên 12 cơ sở cách đây vài ngày. Người phát ngôn của Chính phủ Indonesia về vấn đề COVID-19, ông Achmad Yurianto cho biết, ước tính có khoảng 600.000-700.000 người dân nước này có nguy cơ bị mắc bệnh.

Các cửa hàng tại phố mua sắm ở Kuala Lumpur, Malaysia đóng cửa do dịch COVID-19 ngày 19/3/2020. (Ảnh: THX/TTXVN)

Malaysia là quốc gia thành viên ASEAN ghi nhận số ca mắc bệnh mới cao nhất trong ngày 26/3, với 235 trường hợp. Tính tới thời điểm này, Malaysia đã ghi nhận tổng cộng 2.031 trường hợp nhiễm virus SARS-CoV-2, trong đó 23 người tử vong. 

Nhà vua và Hoàng hậu Malaysia đang tự cách ly sau khi 7 nhân viên làm việc tại Hoàng cung Istana Negara bị xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19. Hãng thông tấn quốc gia Bernama ngày 26/3 đưa tin Trưởng ban tài chính Hoàng gia Malaysia cho biết Nhà vua Abdullah Ri'ayatuddin cùng Hoàng hậu Tuanku Azizah Aminah Maimunah Iskandariah được chẩn đoán âm tính với virus. Tuy nhiên, họ vẫn quyết định tự cách ly 14 ngày kể từ hôm 25/3.

Về phần 7 nhân viên làm việc tại Hoàng cung cung Istana Negara, ông Ahmad Fadli cho biết các bệnh nhân đều trong tình trạng ổn định. Cổng thông tin Malaysiakini dẫn lời Tổng Giám đốc Cơ quan Y tế Malaysia, ông Noor Hisham Abdullah cho hay cơ quan này đang điều tra nguyên nhân khiến 7 nhân viên trên bị nhiễm virus.

Thủ tướng Malaysia Muhyiddin Yassin đã triển khai các biện pháp giới hạn đi lại để ngăn tình trạng lây nhiễm gia tăng. Lệnh giới hạn ban đầu được áp dụng đến ngày 31/3 song vừa được gia hạn đến ngày 14/4.

Binh sĩ kiểm tra các phương tiện qua lại tại một trạm kiểm soát ở tỉnh Narathiwat, Thái Lan. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Tại Thái Lan, Bộ Chỉ huy các lực lượng vũ trang Hoàng gia Thái Lan đã lập 7 trạm kiểm soát ở thủ đô Bangkok và 350 trạm khác tại nhiều tỉnh để kiểm tra những người đi lại liên tỉnh nhằm giúp kiềm chế dịch COVID-19.

Thông báo được công bố trên báo chí địa phương ngày 26/3 cho biết các điểm kiểm soát được thành lập sau khi thủ tướng nước này giao nhiệm vụ cho Bộ Chỉ huy giám sát các biện pháp an ninh liên quan đến đại dịch COVID-19. Nhân lực tại các trạm kiểm soát bao gồm binh lính, cảnh sát và công chức dân sự, những người sẽ kiểm tra người qua lại về các triệu chứng của COVID-19 và hành vi dẫn đến nguy cơ lây nhiễm COVID-19. Những đối tượng có nguy cơ bị nhiễm hoặc lây nhiễm sẽ được giữ tại những địa điểm thích hợp. Thông báo nêu rõ các biện pháp sẽ được áp dụng chỉ khi cần thiết để giảm thiểu tác động lên cuộc sống hàng ngày.

Tính đến hết ngày 26/3, Thái Lan đã ghi nhận 1.045 ca nhiễm virus SARS-CoV-2, trong đó có 4 trường hợp tử vong. Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha ngày 25/3 đã ban bố tình trạng khẩn cấp từ ngày 26/3 đến ngày 30/4, cùng 16 biện pháp kiểm soát dịch COVID-19, trong đó có lệnh cấm người nước ngoài nhập cảnh, cấm tụ tập nơi công cộng, kiểm soát đi lại liên tỉnh, khuyến khích người dân ở lại trong nhà..., nhưng chưa áp đặt giới nghiêm.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
Từ khóa:
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố chính sách điều chỉnh phí cảng với các tàu do Trung Quốc đóng nhằm khôi phục ngành đóng tàu trong nước, giảm sự phụ thuộc vào nguồn cung từ Bắc Kinh.

Bộ trưởng Quốc phòng Ả rập Xê út, Hoàng tử Khalid bin Salman đã có chuyến thăm chính thức tới Iran và gặp gỡ nhiều lãnh đạo cấp cao nước chủ nhà.

Bộ Tư lệnh Trung ương Mỹ (CENTCOM) thông báo đã thực hiện cuộc không kích vào cảng dầu Ras Isa, nằm ở phía Tây Yemen, nhằm phá hủy cơ sở hạ tầng cung cấp nhiên liệu cho lực lượng Houthi.

Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio và Đặc phái viên Steve Witkoff đã tham gia cuộc hội đàm cấp cao với các quan chức Ukraine và châu Âu tại Thủ đô Paris, Pháp, thảo luận về những nỗ lực tìm kiếm hòa bình trong cuộc xung đột kéo dài giữa Nga và Ukraine.

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 17/4 cho biết, Ukraine và Mỹ có thể ký một thỏa thuận khoáng sản vào tuần tới.

Lực lượng Hamas vừa tuyên bố bác bỏ đề xuất ngừng bắn tạm thời của Israel, khẳng định chỉ chấp nhận một thỏa thuận toàn diện bao gồm chấm dứt chiến sự, trao đổi tù nhân và tái thiết Gaza.