Dịch COVID-19: Hơn 290.000 người tử vong, chuyên gia y tế Mỹ kêu gọi thế giới hãy thận trọng

(HanoiTV) - Với hơn 290.000 ca tử vong do COVID-19 trên hành tinh và các báo cáo đang gia tăng ở một số quốc gia, đại dịch vẫn tiếp tục đe dọa sự gỡ bỏ hạn chế xã hội của thế giới, chuyên gia y tế của Tổng thống Donald Trump đưa ra cảnh báo sự khởi động quá nhanh của nền kinh tế Mỹ.
Đường phố Paris, Pháp sau khi gỡ bỏ dần lệnh giãn cách xã hội

Trưởng ban cố vấn sức khỏe phòng đại dịch COVID-19 của Nhà Trắng, Tiến sĩ Anthony Fauci cảnh báo hôm 12/5 về những hậu quả có thể "rất nghiêm trọng" của sự phục hồi kinh tế quá vội vàng ở Mỹ, quốc gia bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi COVID- 19.

Trong khi Tổng thống Donald Trump muốn khởi động lại nền kinh tế Mỹ càng nhanh càng tốt, Tiến sĩ Fauci, Trưởng ban cố vấn về sức khỏe của Mỹ, đã phát biểu trong phiên điều trần trước Thượng viện "về nguy cơ tái phát" dịch bệnh.

Con số hàng ngày đã tăng trở lại ở Hoa Kỳ, với gần 1.900 người chết trong 24 giờ. Một con số tiếp tục tăng, sau hai ngày liên tiếp số ca tử vong giảm. Mỹ có tổng số 82.246 người chết vì COVID-19.

Các quan chức y tế tại Los Angeles, thành phố lớn thứ hai của đất nước cho biết các biện pháp ngăn chặn có thể sẽ vẫn có hiệu lực cho đến cuối tháng 7, trừ khi có " sự thay đổi mạnh mẽ".

Bản thân Nhà Trắng cũng không tránh được virus corona, khi Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence, người cộng tác mật thiết với Tổng thống đã được xét nghiệm dương tính với COVID-19, và quyết định giữ khoảng cách với Tổng thống Donald Trump "trong vài ngày".

Con số tồi tệ nhất ở Brazil

Bức ảnh đại dịch cũng trở nên tối hơn ở Brazil , nơi ghi nhận con số tồi tệ nhất vào ngày 12/5, với 881 trường hợp tử vong liên quan đến virus corona. Đất nước này hiện có hơn 12.400 ca tử vong do virus, theo Bộ Y tế Brazil.

Tại Pháp, một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nhiều nhất, số người chết cũng bắt đầu tăng trở lại vào ngày 12/5 với 349 người chết  trong 24 giờ. Tuy nhiên, số lượng bệnh nhân chăm sóc đặc biệt vẫn tiếp tục giảm, theo Tổng cục Y tế.

Tại Trung Quốc, thành phố Vũ Hán, cái nôi của dịch COVID-19 , có kế hoạch khởi xướng sàng lọc toàn bộ dân số của mình, trong khi các trường hợp lây nhiễm mới làm dấy lên mối lo ngại về việc lây lan virus tiếp tục xuất hiện ở thành phố này.

Đối mặt với thảm họa sức khỏe toàn cầu đã giết chết 290.477 người và hơn 4.2 triệu người nhiễm bệnh, tất cả các quốc gia đang cố gắng tìm các biện pháp nhằm kiềm chế lây lan căn bệnh và quyết định hồi sinh nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi một cuộc khủng hoảng chưa từng có.

Vào ngày 13/5, các trung tâm mua sắm, rạp chiếu phim và nhà hàng mở cửa trở lại ở New Zealand, cũng như một số cửa hàng ở Vương quốc Anh.

Và mặc dù Nga đã trở thành quốc gia thứ hai trên thế giới về số lượng ca nhiễm bệnh (hơn 232.000), Tổng thống Vladimir Putin cũng bật đèn xanh cho sự khởi đầu của việc gỡ bỏ giãn cách xã hội.

Mỗi khu vực của nước Nga có thể từ từ dỡ bỏ một số hạn chế nhất định - mở các thẩm mỹ viện, công viên - tùy thuộc vào tình hình dịch tễ học của địa phương đó. Nhưng Mat-xcơ-va, ổ dịch COVID-19 tại Nga với 121.301 trường hợp được phát hiện, quyết định kéo dài thời gian giãn cách xã hội cho đến hết ngày 31/5.

Phát ngôn viên của điện Kremlin, Dmitri Peskov hôm 12/5 cho biết ông đã bị nhiễm bệnh. Tuy nhiên, nỗi sợ hãi tai hại hơn đối với trường hợp của Bộ trưởng Bộ Tài chính Australia, Josh Frydenberg, đã xét nghiệm dương tính COVID-19 sau một cơn ho ấn tượng tại Quốc hội, trong khi ông ở bên cạnh Thủ tướng Scott Morrisson.

Ở Ấn Độ, khoảng ba mươi chuyến tàu đã bắt đầu hoạt động trở lại nối giữa thủ đô New Delhi và một số thành phố lớn. Thủ tướng Narendra Modi hôm 12/5 tuyên bố kế hoạch phục hồi kinh tế khoảng 250 tỷ euro, tương đương với gần 10% GDP của Ấn Độ.

"Lối thoát"

Pháp và Tây Ban Nha cũng đã nới lỏng các biện pháp ngăn chặn đối với dân số của họ, được thử nghiệm sau nhiều tuần cô lập.

Ở Pháp, một số học sinh đã đi học hoặc sắp trở lại lớp học; và các bãi biển có thể mở cửa trở lại vào cuối tuần này để dân chúng đi dạo hoặc chơi thể thao.

Ở Tây Ban Nha, nhiều người dân trải nghiệm niềm vui khi trở lại quán bar, với các biện pháp phòng dịch nghiêm ngặt. "Chúng tôi luôn sợ bị nhiễm virus, lây nhiễm cho người thân, nhưng chúng tôi phải ra ngoài đường, chúng tôi phải sống lại", Narcos Coleue, người dân ở Tarragona nói.

Nhưng chính quyền Tây Ban Nha đã quyết định vào ngày 12/5 rằng những người nước ngoài đến nước này sẽ bị cách ly 14 ngày, bắt đầu từ thứ Sáu tới.

Tình trạng giãn cách xã hội đã kéo dài thêm 30 ngày ở Venezuela, hơn 30 triệu dân là đối tượng chịu ảnh hưởng, song lệnh giãn cách xã hội tại nước này ít được tôn trọng.

Hiệu ứng tàn phá của COVID-19

Hãng hàng không đầu tiên bắt đầu nối lại hoạt động, là hãng hàng không giá rẻ Ailen Ryanair tuyên bố hôm 12/5 nối lại 40% các chuyến bay từ tháng 7 và thực hiện các biện pháp phòng dịch đặc biệt (khẩu trang và đo nhiệt độ hành khách và phi hành đoàn).

Trong nỗ lực cứu vãn mùa hè của ngành du lịch, chịu ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng COVID-19, Brussels đang chuẩn bị đưa ra các khuyến nghị vào ngày 13/5, khuyến khích các quốc gia châu Âu mở lại biên giới nội bộ.

Một dấu hiệu quan trọng của sự cải thiện tình hình, giải vô địch bóng đá Đức sẽ tiếp tục vào thứ Bảy tới, trong khi các đối thủ Anh, Tây Ban Nha và Italy đang chuẩn bị nối lại hoạt động này.

Nhưng cuộc chiến chống lại COVID-19, bằng cách phá vỡ phạm vi bảo hiểm y tế, có thể tàn phá các tác động gián tiếp ở các nước nghèo như cái chết của 6.000 trẻ em mỗi ngày trong 6 tháng tới, cảnh báo của UNICEF hôm 13/5, và tổ chức này kêu gọi thế giới hành động. khẩn cấp.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
Từ khóa:
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 16/4 đã đưa ra phản ứng chính thức sau tuyên bố của Nhà Trắng về việc hàng hóa Trung Quốc sẽ phải đối mặt với mức thuế nhập khẩu lên tới 245% vào thị trường Mỹ.

Bộ trưởng Ngoại giao Iran Abbas Araqchi tuyên bố quyền làm giàu uranium của Tehran là “không thể thương lượng”.

Phó Thủ tướng thứ nhất Ukraine, bà Yulia Svyrydenko, ngày 16/4 cho biết nước này và Mỹ đã đạt được “tiến triển đáng kể” trong các cuộc đàm phán về một thỏa thuận khoáng sản song phương và hai bên sẽ ký kết một biên bản ghi nhớ trong thời gian tới.

Ấn Độ đang đẩy mạnh tham vọng trở thành nhà cung cấp vũ khí đáng tin cậy toàn cầu, đặt mục tiêu không chỉ mở rộng sản xuất thiết bị quân sự mà còn cung cấp giải pháp thay thế cho các quốc gia đang tìm cách giảm phụ thuộc vào vũ khí từ phương Tây.

Thư ký báo chí Nhà Trắng Karoline Leavitt cho biết, quan hệ đối tác kinh tế với Mỹ có thể là động lực để Nga chấm dứt chiến dịch quân sự tại Ukraine, với điều kiện tiên quyết là phải có lệnh ngừng bắn rõ ràng.

Các quốc gia thành viên của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) sau hơn ba năm đàm phán đã đạt được thỏa thuận về một hiệp ước ràng buộc pháp lý, nhằm tăng cường năng lực phòng chống đại dịch toàn cầu trong tương lai.