Dịch bệnh trên đàn dê lây lan mạnh ở Hy Lạp
Chị Ioanna Karra - một người chăn nuôi ở Hy Lạp đã mất gần như toàn bộ đàn gia súc và trang thiết bị chăn nuôi trong trận lũ lụt tàn khốc hồi năm ngoái và giờ đây, khi dịch bệnh dê lây lan khắp các trang trại ở Hy Lạp, chị phải mua thuốc khử trùng đắt tiền để giữ an toàn cho những con vật còn lại.

Chị Ioanna Karra cho biết: “Trong trận lũ Daniel năm 2023, chúng tôi đã mất gần như mọi thứ, khoảng 750 gia súc chết đuối, chúng tôi chỉ cứu được 50 con. Do đó, bất kỳ cuộc khủng hoảng nào hiện tại đối với đàn gia súc đều khiến chúng tôi sợ hãi. Chúng tôi không thể chịu thêm bất kỳ thiệt hại nào trong năm thứ hai liên tiếp”.
Dịch hạch dê, còn được gọi là Peste des Petits Ruminants (PPR), đã được phát hiện lần đầu tiên vào tháng trước tại Hy Lạp. Loại virus này không lây nhiễm cho người, nhưng rất dễ lây lan giữa dê và cừu, có thể giết chết tới 70% số dê bị nhiễm bệnh. Khi phát hiện ra một trường hợp, toàn bộ đàn sẽ bị tiêu hủy, trang trại bị ảnh hưởng sẽ được khử trùng và chính quyền sẽ xét nghiệm bệnh cho những con vật ở các khu vực lân cận, theo đúng các quy định do Liên minh châu Âu đặt ra. Tuần này, chính phủ Hy Lạp đã áp dụng lệnh cấm tạm thời đối với việc di chuyển hoặc giết mổ cừu và dê. 22 trang trại đã bị nhiễm bệnh, chủ yếu ở miền trung đất nước, 12.000 con vật đã bị tiêu hủy và hơn 300.000 con đã được xét nghiệm.

Ông Georgios Stratakos - một quan chức cấp cao của Bộ Nông nghiệp Hy Lạp cho biết: “Chắc chắn đây là một đòn giáng mạnh với những người nông dân Hy Lạp. Nhưng tương tự như trong trận lũ Daniel, chính phủ sẽ hỗ trợ họ, cung cấp cho họ mọi công cụ cần thiết, cả về mặt tài chính hoặc cơ chế, để họ có thể xây dựng lại đàn gia súc của mình, và tiếp tục làm việc trong lĩnh vực này, đem lại năng suất cao”.
Mặc dù con số thiệt hại đến nay vẫn chưa đến mức thảm khốc, nhưng những người nông dân trên khắp Hy Lạp không khỏi lo lắng, bởi họ đang phải vật lộn với những tác động của biến đổi khí hậu bao gồm cả cái nóng thiêu đốt và lượng mưa thất thường. Trang trại của chị Karra chưa ghi nhận trường hợp mắc bệnh nào, nhưng họ phải khử trùng những chiếc xe tải đến để chở sữa từ trang trại của họ. Lệnh cấm di chuyển có nghĩa là họ không thể mua thêm động vật để tăng đàn, mặc dù họ được phép bán sữa.

Chị Ioanna Karra cho biết thêm: “Chúng tôi đã nói chuyện với nhiều trang trại chăn nuôi ở Hy Lạp, họ đều lo ngại về nguy cơ xảy một cuộc khủng hoảng dịch bệnh trên đàn gia súc. Để ngăn chặn nguy cơ lây lan, nhiều biện pháp an ninh đã được triển khai, trước hết là toàn bộ trang trại sẽ bị rào lại, không có phương tiện nào được tự do vào bên trong trang trại nếu không cần thiết, ví dụ như xe lấy sữa và xe chở thức ăn đều được phun thuốc trước khi vào.”
Dịch hạch dê lần đầu tiên xuất hiện ở Bờ Biển Ngà vào năm 1942 và kể từ đó đã lan rộng khắp châu Phi, châu Âu và châu Á. Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hợp Quốc ước tính rằng, căn bệnh này gây ra thiệt hại lên tới 2,1 tỷ đô la trên toàn cầu mỗi năm.


Truyền thông nhà nước Myanmar ngày 5/4 đưa tin, số người thiệt mạng do trận động đất ở quốc gia này đã tăng lên 3.354, với hơn 200 người vẫn còn mất tích, hơn 4.800 người bị thương.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Quách Gia Côn ngày 5/4 đã kêu gọi Washington “tham vấn bình đẳng” với các đối tác thương mại về chính sách thuế quan mới.
Bên cạnh chiến công cứu nạn, tìm kiếm người bị mắc kẹt tại thủ đô Naypyidaw, Myanmar của lực lượng cứu nạn, cứu hộ Quân đội Nhân dân Việt Nam thì không thể không nhắc đến đóng góp quan trọng của lực lượng quân y và hậu cần.
Từ 0h01 sáng nay 5/4, giờ địa phương, tức 11h01 trưa nay, giờ Việt Nam, hải quan Mỹ đã bắt đầu thu thuế 10% đối với tất cả hàng nhập khẩu từ nhiều quốc gia.
Những hạt cà phê được thu hoạch từ phân của loài chim Jacu - một loài chim lớn, màu đen giống như gà lôi, tại một trang trại ở Brazil, hiện là loại cà phê đắt đỏ và được săn lùng nhiều nhất trên thế giới.
Các công đoạn chuẩn bị cuối cùng cho Triển lãm Thế giới 2025 tại Osaka, Nhật Bản đang được gấp rút hoàn thành trước lễ khai mạc diễn ra vào ngày 12/4.
0