Di tích Hải Vân Quan trở thành điểm kết nối du lịch

Từ tháng 8, di tích Hải Vân Quan được đưa vào khai thác sử dụng. Đây cũng là điểm dừng chân của du khách khi đến Huế và Đà Nẵng.

Sau hơn hai năm trùng tu, di tích Hải Vân Quan bắt đầu đưa vào khai thác du lịch kể từ 1/8.

Đây là di tích chung, nằm ngay ranh giới giữa hai địa phương Đà Nẵng và Thừa Thiên Huế. Vì vậy, nhiều khách du lịch từ Huế vào Đà Nẵng và ngược lại đều có những trải nghiệm thú vị khi đến tham quan tại Hải Vân Quan.

Di tích Hải Vân Quan bắt đầu đưa vào khai thác du lịch kể từ 1/8.

Theo thống kê từ Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, từ 1/8 đến 25/8, tổng lượt khách đến tham quan tại Hải Vân Quan là gần 54.000 lượt.

Hải Vân Quan là di tích lịch sử cấp quốc gia duy nhất ở Việt Nam thuộc quyền quản lý của hai địa phương là tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng.

Di tích này được xây dựng vào năm 1826 dưới thời Vua Minh Mạng, nằm trên đỉnh đèo Hải Vân, ngay giữa đường phân chia địa phận hành chính của hai địa phương kể trên.

Đây là nơi có vị trí chiến lược, quân sự vô cùng quan trọng dưới triều Nguyễn và được Vua Minh Mạng đặt cho tên gọi "Thiên hạ đệ nhất hùng quan".

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nằm trong khuôn khổ của triển lãm “Sắc Lụa”, Workshop “Nhuộm khăn tơ tằm” của họa sĩ Hội Trần đã mang đến một trải nghiệm nghệ thuật độc đáo và đầy thú vị cho những người tham gia.

Triển lãm “Hà Nội ơi” được tổ chức nhân dịp ra mắt cuốn sách ảnh cùng tên. Qua lăng kính của 9 nhiếp ảnh gia, Triển lãm hé lộ những khung cảnh đặc trưng, mang đậm dấu ấn thời gian và văn hóa.

Triển lãm “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình” sẽ diễn ra từ ngày 16-30/5 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025).

Phố Phan Huy Ích ở quận Ba Đình hiện còn lưu giữ nhiều công trình kiến trúc độc đáo. Đây cũng là địa chỉ ẩm thực được nhiều du khách tìm đến mỗi khi có dịp đến thăm Thủ đô.

Sau gần nửa năm hoạt động, Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo thuộc Bảo tàng Hà Nội đã dần trở thành nơi hội tụ các ý tưởng sáng tạo, kết nối các nguồn lực; nhiều dự án khởi nghiệp sáng tạo đã được kết nối, qua đó chắp cánh cho những khát vọng sáng tạo của cộng đồng.

“Những Ngày Văn học châu Âu 2025” có chủ đề “Từ đâu và đến đâu: Những tiếng nói văn học di dân châu Âu” sẽ mang đến cho khán giả những câu chuyện và góc nhìn của các cây viết gốc Việt nổi bật của văn chương châu Âu đương đại.