Di sản của Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida
Trong nước, ông Kishida không được coi là nhà lãnh đạo xuất sắc, thỏa hiệp với những người theo chủ nghĩa dân tộc bảo thủ trong Đảng Dân chủ Tự do cầm quyền để duy trì quyền lực. Nhưng uy tín của ông với các quốc gia khác, đặc biệt là từ Mỹ, lại tăng cao vì ông đã thúc đẩy những thay đổi táo bạo trong chính sách quốc phòng và an ninh của Nhật Bản.
Về đối nội
Sau khi nhậm chức vào tháng 10/2021, ông Kishida đã đưa ra một số quyết định quan trọng, chẳng hạn như dừng việc loại bỏ năng lượng hạt nhân của Nhật Bản và tăng cường quân sự nhanh chóng. Nhưng ông đã tránh các vấn đề xã hội gây tranh cãi liên quan đến giới tính và sự đa dạng tình dục. Là người đứng đầu một phe phái nhỏ hơn trong đảng cầm quyền, ưu tiên hàng đầu của ông dường như là giữ vững quyền lực bằng cách tránh xung đột với các thành viên của nhóm bảo thủ hùng mạnh của đảng Dân chủ Tự do, do cố Thủ tướng Shinzo Abe lãnh đạo.
Vụ ám sát ông Abe vào tháng 7/2022 và các vụ bê bối tham nhũng lớn sau đó khiến tỷ lệ ủng hộ của ông giảm mạnh. Bản thân ông Kishida đã thoát chết trong gang tấc sau một vụ tấn công bằng chất nổ khi đang phát biểu tại một cảng cá ở Wakayama, miền tây Nhật Bản vào tháng 4/2023.
Ông Kishida đã chỉ đạo các cuộc điều tra nội bộ và tiến hành cải cách và thắt chặt luật tài trợ chính trị, nhưng các nhà lập pháp và cử tri đối lập coi các biện pháp này là không đủ. Sự phẫn nộ của công chúng về vụ bê bối quỹ đen đã khiến LDP thua tại một vài cuộc bầu cử địa phương trong năm nay và các nhà lập pháp trong đảng đã kêu gọi tiến cử gương mặt mới để rũ bỏ các vụ bê bối nhằm giành chiến thắng trong cuộc bầu cử quốc gia tiếp theo. Ông Kishida kết thúc nhiệm kỳ nhưng có thể vẫn có ảnh hưởng sau hậu trường sau khi ông giúp ông Ishiba giành chiến thắng ngược dòng trong cuộc bỏ phiếu của đảng vào thứ Sáu trước ứng cử viên bảo thủ trung thành Sanae Takaichi.
Chủ nghĩa tư bản mới
Ông Kishida ủng hộ chiến lược kinh tế “chủ nghĩa tư bản mới” kêu gọi phân phối công bằng hơn của cải quốc gia, thay thế cho chính sách chi tiêu lớn của chính phủ và chính sách tiền tệ siêu dễ dãi của cố Thủ tướng Abe. Tuy nhiên, không chính sách nào có thể giải quyết được tình trạng tăng trưởng chậm chạp. Các chính sách quốc phòng và chăm sóc trẻ em của ông Kishida đòi hỏi chi tiêu lớn và mức tăng lương mà ông ủng hộ đã không theo kịp tốc độ tăng giá.
Các động thái của chính phủ nhằm cố gắng đảo ngược tỷ lệ sinh giảm của Nhật Bản chủ yếu liên quan đến trợ cấp chăm sóc trẻ em cho các cặp vợ chồng và không giải quyết được vấn đề về ngày càng có nhiều người Nhật trẻ tuổi không muốn kết hôn và lập gia đình. Lý do là bởi triển vọng công việc ảm đạm, chi phí sinh hoạt cao và văn hóa doanh nghiệp không hỗ trợ những người phụ nữ vừa nuôi còn vừa đi làm.
Quốc phòng mạnh mẽ hơn
Ông Kishida, người từng giữ chức bộ trưởng ngoại giao dưới thời Abe, đã củng cố uy tín nhờ chính sách an ninh quốc gia và đối ngoại, giúp làm sâu sắc thêm đáng kể mối quan hệ với Mỹ và các đối tác khác như Australia, Vương quốc Anh, Hàn Quốc và Philippines, đồng thời nâng cao vị thế quốc tế của đất nước.
Vào tháng 12/2022, chính phủ của ông Kishida đã thông qua chiến lược an ninh và quốc phòng bao gồm việc tăng cường nhanh chóng sức mạnh quân sự của Nhật Bản để có được khả năng "phản công" bằng tên lửa hành trình tầm xa, một sự thay đổi lớn so với nguyên tắc chỉ tự vệ sau Thế chiến II của Nhật Bản.
Chính phủ của ông Kishida đặt mục tiêu trong 5 năm là tăng gấp đôi chi tiêu quân sự của Nhật Bản lên gần 2% GDP, với mục tiêu cuối cùng là đạt khoảng 10 nghìn tỷ yên (70 tỷ USD), trở thành nước chi tiêu lớn thứ ba thế giới sau Mỹ và Trung Quốc. Nhưng không rõ Nhật Bản sẽ lấy tiền ở đâu để chi cho khoản chi tiêu đó và làm thế nào cân bằng với các nhu cầu cấp thiết khác như đối phó với tình trạng dân số đang giảm sút của đất nước.
Vào tháng 12, ông Kishida đã nới lỏng đáng kể các quy định xuất khẩu vũ khí của Nhật Bản, cho phép cấp phép bán tên lửa đánh chặn PAC-3 do Nhật Bản sản xuất cho Mỹ và bán máy bay chiến đấu mà Nhật Bản đang phát triển với Anh và Italy ra nước ngoài trong tương lai. Ông Kishida nhanh chóng tham gia cùng các nước G7 khác trong việc trừng phạt Nga và ủng hộ Ukraine.
“Mặc dù những thành công của ông Kishida về ngoại giao bị lu mờ bởi các vụ bê bối chính trị trong nước liên quan đến Đảng Dân chủ Tự do của ông, cũng như tăng trưởng kinh tế ảm đạm, nhưng ông đã góp phần gia tăng danh tiếng của Nhật Bản trong khu vực và trên toàn cầu”, Mirna Galic, một nhà phân tích chính sách cấp cao tại Viện Hòa bình Mỹ, đã viết trong một bài báo gần đây.
Cải thiện quan hệ với Hàn Quốc
Một trong những thành công ngoại giao của ông Kishida là cải thiện quan hệ giữa Nhật Bản với Hàn Quốc, đặc biệt là về an ninh khu vực và trong quan hệ với Mỹ, đồng minh chung của họ. Ông Kishida, dưới áp lực từ Washington và với sự ủng hộ của Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol, đã giúp hàn gắn mối quan hệ giữa hai nước láng giềng châu Á. Mối quan hệ ổn định là chìa khóa của mặt trận thống nhất do Mỹ lãnh đạo ở Thái Bình Dương.
Vào tháng 4, ông Kishida đã có chuyến thăm cấp nhà nước tới Washington và phát biểu trước Quốc hội, nhấn mạnh quyết tâm của Nhật Bản trong việc sát cánh cùng Mỹ với tư cách là đối tác toàn cầu. Vào năm 2023, Tổng thống Joe Biden đã mời ông đến dự hội nghị thượng đỉnh ba bên tại Trại David với Tổng thống Hàn Quốc Yoon. Tại đây, các nhà lãnh đạo đã nhất trí tăng cường khuôn khổ an ninh ba bên. Khi ông Kishida công bố kế hoạch từ chức vào tháng 8, Tổng thống Mỹ Biden đã ca ngợi sự lãnh đạo của ông Kishida, nói rằng ông đã giúp đưa liên minh Mỹ-Nhật Bản "lên tầm cao mới".
Ông Kishida gần đây cũng đã giúp đạt được một thỏa thuận với Bắc Kinh về việc dỡ bỏ lệnh của Trung Quốc cấm nhập khẩu hải sản Nhật Bản mà Bắc Kinh áp đặt do Nhật Bản thải nước thải phóng xạ đã qua xử lý vào Thái Bình Dương từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi. Ông cũng tăng cường quan hệ với các nước Đông Nam Á, các quốc đảo Thái Bình Dương cũng như các nước đang phát triển được gọi là Nam bán cầu.
G7 Hiroshima và giải trừ vũ khí hạt nhân
Ông Kishida đại diện cho một khu vực bầu cử ở Hiroshima và việc tổ chức hội nghị thượng đỉnh của Nhóm bảy quốc gia giàu có G7 tại thành phố này vào tháng 5/2023 là điểm nhấn trong thời gian ông tại nhiệm, phù hợp với mục tiêu mà ông để ra là hướng tới một thế giới không có vũ khí hạt nhân.
Tuy nhiên, tuyên bố của hội nghị thượng đỉnh G7 về giải trừ vũ khí hạt nhân lại bảo vệ việc sở hữu vũ khí hạt nhân như một biện pháp răn đe, khiến những người sống sót sau vụ tấn công bằng bom nguyên tử năm 1945 của Mỹ thất vọng và tức giận. Ông Kishida cho biết ông tuân thủ các nguyên tắc của Nhật Bản là không phát triển, sở hữu hoặc cho phép triển khai vũ khí hạt nhân trên lãnh thổ của mình.
Hội nghị lần thứ 29 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) diễn ra tại Azerbaijan được coi là Hội nghị tài chính khí hậu vì các quốc gia đặt ra mục tiêu sau 10 năm nữa, nguồn tài chính khí hậu phải đạt ít nhất là 1.000 tỷ USD mỗi năm.
Nga cáo buộc Ukraine phóng tên lửa đạn đạo ATACMS vào tỉnh biên giới Bryansk, đánh dấu giai đoạn xung đột mới. Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đặt mục tiêu chấm dứt xung đột vào năm 2025.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan cho rằng Nga có quyền tự vệ và kêu gọi các nước phương Tây đánh giá kỹ lưỡng việc Moscow điều chỉnh học thuyết hạt nhân.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump vừa công bố ba đề cử cho các vị trí Bộ trưởng Giáo dục, lãnh đạo Medicare và Medicaid, và Bộ trưởng Thương mại. Những lựa chọn này thể hiện ưu tiên của ông Trump dựa trên lòng trung thành và cam kết cải tổ các cơ quan liên bang.
Tờ Washington Post hôm nay, 20/11, dẫn nguồn tin quan chức Mỹ cho biết Tổng thống Joe Biden đã chấp thuận cung cấp mìn chống bộ binh cho Ukraine sau khi Kiev cam kết không sử dụng mìn ở những khu vực đông dân cư.
Ngày 19/11, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và chính quyền Ukraine đã đạt được thỏa thuận để hỗ trợ Ukraine khoảng 1,1 tỷ USD. Tuy nhiên, Ban điều hành IMF vẫn cần phải cân nhắc về thỏa thuận này.
0