Di lý các bị cáo đại án Vạn Thịnh Phát

Lực lượng chức năng hiện đã thực hiện di lý bị cáo Trương Mỹ Lan (Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) cùng 80 bị cáo khác trong vụ án Vạn Thịnh Phát vào TP.HCM để chuẩn bị xét xử.

Bà Trương Mỹ Lan cùng 8 bị cáo nhóm cán bộ chủ chốt SCB bị di lý từ nhiều trại tạm giam khu vực phía Bắc vào TP HCM tối 21/2, chuẩn bị cho phiên xử sắp tới.

Đây là nhóm bị cáo cuối cùng được di lý vào Trại giam T17, huyện Củ Chi, trước phiên xử diễn ra ngày 5/3. Công tác di lý đã được các đơn vị nghiệp vụ Bộ Công an và Công an TP HCM thực hiện nghiêm ngặt.

Các bị cáo của vụ án

Trong 86 bị cáo bị đưa ra xét xử có 70 người bị tạm giam, 11 người được tại ngoại và 5 người đang bỏ trốn (cựu lãnh đạo SCB và các chi nhánh).

Bà Trương Mỹ Lan, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, bị truy tố về ba tội Đưa hối lộ, Vi phạm quy định về hoạt động của ngân hàng và Tham ô tài sản.

45 cựu lãnh đạo, cán bộ Ngân hàng SCB; 15 cựu cán bộ Ngân hàng Nhà nước; 3 cựu cán bộ Thanh tra Chính phủ; một cựu cán bộ Kiểm toán Nhà nước bị VKSND Tối cao truy tố về các tội: Tham ô tài sản, Nhận hối lộ, Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng và Vi phạm quy định về hoạt động của ngân hàng.

Theo cáo trạng của VKSND Tối cao, từ năm 2011, bà Lan đã thâu tóm ba ngân hàng tư nhân để hợp nhất thành Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) và lợi dụng hoạt động của ngân hàng để huy động vốn phục vụ kinh doanh cá nhân. Bà Lan sử dụng SCB như một công ty tài chính để cấp vốn cho hệ sinh thái của Vạn Thịnh Phát.

Tuy không có chức vụ gì tại SCB, song với việc sở hữu 91,5% cổ phần của SCB thông qua nhiều cá nhân, bà Lan nắm quyền tuyệt đối, chỉ đạo lãnh đạo ngân hàng cùng cán bộ chủ chốt ở Vạn Thịnh Phát rút tiền của SBC bằng hình thức lập các hồ sơ vay khống; có khi chỉ đạo rút tiền trước, hoàn thiện hồ sơ sau.

Trong 10 năm liên tiếp (từ 2012 đến 2022), SCB đã giải ngân cho nhóm bà Lan hơn 2.500 khoản vay với tổng số tiền hơn 1.066.000 tỷ đồng - chiếm 93% số tiền cho vay của ngân hàng, 7% còn lại là nhóm khách hàng thông thường.

Phiên tòa dự kiến kéo dài đến 29/4.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ông Nguyễn Xuân Tùng, Giám đốc Công ty Thiên An Phát và ba cổ đông vừa bị khởi tố, bắt tạm giam để điều tra hai tội danh.

Vụ hỏa hoạn xảy ra tại thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh đã khiến một cháu bé bị ngạt khói, dẫn tới tử vong.

Cơ quan công an đang tạm giữ Nguyễn Thị Huỳnh Tuyền để làm rõ hành vi "hành hạ trẻ em" tại điểm giữ trẻ tư nhân ở huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang.

Theo Tiến sĩ, Luật sư Đặng Văn Cường, hành vi của Hằng Du Mục và Quang Linh Vlogs đã có đủ căn cứ để xử lý hình sự về hai tội danh: Sản xuất, buôn bán hàng giả và Tội lừa dối khách hàng. Mức hình phạt cao nhất theo Bộ luật hình sự là chung thân.

Sau khi gây tai nạn khiến một người đàn ông tử vong tại chỗ, một cô gái bị thương nặng, chiếc ô tô kéo lê chiếc xe máy hơn 100m rồi tiếp tục bỏ chạy trong tình trạng nổ lốp trước.

Thông tin Quang Linh Vlogs và Hằng Du Mục - những người có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội - bị khởi tố vì liên quan đến hành vi sản xuất hàng giả đang nhận được sự chú ý đặc biệt của dư luận.