Đi hội kéo co
Như thông lệ, năm nay anh Nguyễn Đình Minh tại phường Thạch Bàn, quận Long Biên lại cùng cậu con trai ra Đền Trấn Vũ tham dự lễ hội Kéo co ngồi. Đây không chỉ là một trò chơi dân gian mà còn là một nghi lễ truyền thống đã được UNESCO phong tặng danh hiệu di sản phi vật thể.
Ông Nguyễn Văn Phúc - quận Long Biên chia sẻ: "Lễ hội năm nay, anh em chúng tôi rất phấn khởi, chuẩn bị từ rất nhiều ngày trước để cùng nhau tập trung dồn tất cả vào lễ hội. Chúng tôi có chuẩn bị lễ, hoa quả, thủ lợn, mâm xôi để rước lên Đền, Thánh để làm lễ, sau đó chúng tôi sẽ cùng nhau kéo ra sân để tổ chức kéo co".
Lễ hội kéo co ngồi ở đền Trấn Vũ năm nay có ba đội tham gia là: Mạn Đường, Mạn Chợ và Mạn Đìa. Mạn Đường đại diện cho khu vực sinh sống chính của làng Ngọc Trì xưa kia. Mạn Chợ là khu vực chợ của làng. Mạn Đìa chỉ khu vực ở gần ao, đầm.
Những người tham gia kéo co là nam giới tuổi từ 18 đến 35. Ai có sức khỏe đều có thể đăng ký tham gia và được làng tuyển chọn tập luyện cho lễ hội chính.
Anh Đình Minh chia sẻ: "Lễ hội kéo co không chỉ là một trò chơi của dân gian mà còn là sợi dây để kết nối mọi người lại với nhau, hàng năm tết đến xuân về, mọi người lại háo hức cùng nhau tham dự lễ kéo co. Nó có ý nghĩa đặc biệt vì đoàn kết mọi người cùng nhau hợp lực. Cũng như anh em ở xung quanh nhà rất đoàn kết, đến lễ hội cùng gọi nhau, rủ nhau đi".
Trước khi lễ hội bắt đầu, đại diện các đội lần lượt đem lễ vật vào Đền để dâng cúng Thành hoàng làng. Theo truyền thuyết, xưa kia làng Ngọc Trì có 12 cái giếng. Khi gặp hạn hán, làng chỉ còn duy nhất giếng thuộc xóm Đìa, còn gọi là mạn Đìa còn nước. Trai ở mạn Đường, mạn Chợ xuống giếng mạn Đìa lấy nước bị trai mạn Đìa ngăn cản. Thời đó, quang gánh nước gánh được làm từ dây song. Hai bên giằng co nhau cái quang đựng nước.
Bên giằng, bên giữ, lại sợ đổ nước nên ngồi xuống ôm lấy cả thùng nước. Hạn hán qua đi, nhớ lại tích ấy, người dân địa phương nghĩ ra trò kéo co ngồi để trình diễn trong hội làng với mong muốn cầu cho mưa thuận, gió hòa. Từ đó đến nay, kéo co ngồi vẫn là một trong những hoạt động hấp dẫn được bà con duy trì trong lễ hội Đền Trấn Vũ hàng năm.
Lễ hội kéo co ngồi đến Trấn Vũ khép lại trong không khí vui tươi. Những thanh niên trai tráng lại hẹn nhau đến lễ hội sang năm, để lại được cùng thi tài, góp sức phần làm giàu thêm bản sắc văn hóa truyền thống của địa phương.


Nhiều người Hà Nội chọn ăn sáng bún riêu cua đồng như một thói quen hàng ngày bởi yêu thích hương vị chua thanh dịu nhẹ, dễ ăn.
Để nâng cao đời sống bà con ngoại thành, không thể thiếu vai trò của những người thợ sửa chữa, lắp đặt điện nước. Họ góp phần xây dựng cuộc sống tiện nghi hơn.
Những chiếc xe bán hàng ăn lưu động hàng đêm đều có mặt trên nhiều góc phố, con đường, đem theo những món ăn nóng hổi phục vụ mọi người, góp phần vào nhịp sống đêm vừa quen, vừa lạ của Hà Nội.
Nhiều người đã tìm về thôn Đoan Nữ, xã An Mỹ, huyện Mỹ Đức, Hà Nội để hoà mình trong không gian làng quê thanh bình, với cánh đồng lúa xanh nổi bật và hàng hoa gạo bắt đầu bung nở.
Con phố sách cũ trên đường Láng (Hà Nội) là chốn thân quen của nhiều người, nơi chứa đựng những câu chuyện riêng, khiến cho tâm hồn của họ luôn được rộng mở.
Bên cạnh di sản kiến trúc, lịch sử, Hoàn Kiếm còn là cái nôi của một di sản đặc biệt - di sản ẩm thực, hội tụ của sự tinh tế.
0