Di dời nhà máy, trường học để tăng quỹ đất nội đô
Dự án Đại học Quốc gia Hà Nội được xây dựng tại Hòa Lạc từ cuối năm 2020. Lộ trình đặt ra đến năm 2025 phải hoàn thành. Nhưng do còn vướng mắc nên đến thời điểm này, một số dự án thành phần mới bắt đầu khởi công.
PGS.TS Nguyễn Hiệu - Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết: “Đầu tư về ngân sách, về giải phóng mặt bằng rất là khó khăn. Thế nên việc xây dựng đang diễn ra khá chậm. Như Đại học Quốc gia có 23 dự án thành phần và hiện nay chưa có dự án nào xây dựng thành công cả".
Không riêng Đại học Quốc gia Hà Nội, trên địa bàn Thành phố còn nhiều trụ sở, nhà máy, trường học chưa được di chuyển ra khỏi nội đô dù đã có kế hoạch. Nguyên nhân chính vẫn là kinh phí đầu tư phục vụ di dời, xây dựng hạ tầng tại địa điểm mới. Trong khi đó, với áp lực gia tăng dân số khoảng 160.000 người mỗi năm, Hà Nội cần phải gia tăng quỹ đất để đáp ứng nhu cầu về chỗ ở và các dịch vụ công cộng.
Từ 1/1/2025, Luật Thủ đô có hiệu lực với những cơ chế đặc thù, vượt trội để giải quyết những điểm nghẽn trong thực tiễn phát triển. Hà Nội sẽ được giao thẩm quyền mạnh hơn, chủ động hơn trong việc bố trí ngân sách giải phóng mặt bằng, thậm chí xây trụ sở mới cho các trường học, bệnh viện. Những cơ sở cũ trả lại cho Thành phố hoặc làm cơ sở đào tạo sau đại học, cơ sở nghiên cứu.
Ông Trần Ngọc Chính - Chủ tịch Hội quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam cho biết: “Bây giờ chúng ta đã có Luật Thủ đô. Đây là cơ hội để Hà Nội có thể tạo điều kiện để xây dựng các công trình hạ tầng. Đây là một cơ hội nghìn vàng mà chúng ta có thể triển khai và muốn như vậy, theo tôi trước hết chúng ta phải có quy hoạch tốt”.
TS.KTS Lưu Đức Minh - Phó Giám đốc Học viện Quản lý xây dựng và đô thị cho biết: “Bất kì làm cái gì chúng ta cũng phải có nguồn lực. Nguồn lực mà gặp khó khăn thì phải lựa chọn cái gì tối ưu nhất trong cái hữu hạn. Đây là cái rất khó. Để triển khai thế nào thì phải từng bước, phải lựa chọn cái trọng tâm, trọng điểm. Và đặc biệt cuối cùng vẫn phải nhấn mạnh đến yếu tố con người. Con người tiếp cận và có cái nhìn càng xác đáng thì yếu tố hiệu quả sẽ càng cao hơn”.
Cần một nguồn lực lớn để di dời trụ sở cơ quan, nhà máy, trường học ra khỏi nội đô. Chính sách đặc thù được quy định trong Luật Thủ đô sẽ giải quyết vướng mắc này. Thực hiện sớm việc di dời tạo điều kiện để Thành phố có thêm quỹ đất, phục vụ yêu cầu hoàn thiện hạ tầng đô thị trong giai đoạn phát triển mới.


Lợi dụng thông tin sáp nhập, giá đất tại nhiều tỉnh, thành thời gian qua bị thổi cao phi lý, thị trường bất động sản trở nên méo mó, tiềm ẩn nguy cơ vỡ 'bong bóng'.
Quy hoạch chi tiết bốn khu tập thể cũ vừa được quận Đống Đa. TP. Hà Nội đưa ra lấy ý kiến cộng đồng, tạo bước khởi đầu quan trọng để cuối năm 2025 có thể khởi công xây dựng lại.
Việc Mỹ áp thuế 46% lên hàng hóa Việt Nam được đánh giá sẽ gây ảnh hưởng nhất định đến thị trường bất động sản, đặc biệt là phân khúc bất động sản công nghiệp.
Quận Đống Đa đặt mục tiêu hoàn tất quy hoạch chi tiết cải tạo bốn khu chung cư cũ: Kim Liên, Khương Thượng, Trung Tự và Hào Nam trong năm 2025, nhằm thực hiện Chương trình số 03 của Thành ủy về “Chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị giai đoạn 2021 – 2025”.
Trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn còn nhiều dự án bất động sản bị bỏ hoang, trong khi nguồn cung nhà ở còn thiếu.
Một số trường hợp bỏ hoang đất sẽ bị Nhà nước thu hồi, theo quy định tại Điều 81 Luật Đất đai 2024.
0