ĐH Luật Hà Nội nói gì về vụ ông Vương Tấn Việt?

Ngày 13/8, đại diện trường Đại học Luật Hà Nội cho biết, đã nắm được thông tin Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh phản hồi việc ông Thích Chân Quang (tên thật Vương Tấn Việt) không có tên trong danh sách cấp bằng tốt nghiệp cấp ba bổ túc văn hóa.

Mới đây, Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh đã có văn bản báo cáo Ban Tôn giáo Chính phủ - Bộ Nội vụ, trong đó nêu rõ ông Vương Tấn Việt (Thượng tọa Thích Chân Quang) không có tên trong danh sách cấp bằng tốt nghiệp cấp ba bổ túc văn hóa khóa ngày 6/6/1989.

Trước đó, vào tháng 6/2024, mạng xã hội đã xuất hiện nhiều thông tin trái chiều về việc tuyển sinh, đào tạo và cấp bằng Tiến sĩ đối với ông Vương Tấn Việt. Phản hồi về vấn đề này, trường Đại học Luật Hà Nội khẳng định tổng thời gian đào tạo của ông Vương Tấn Việt kể từ khi được công nhận Nghiên cứu sinh đến khi có Quyết định công nhận học vị và cấp bằng tiến sĩ là 2 năm 3 tháng, như vậy đáp ứng và tuân thủ Quy chế đào tạo tiến sĩ của Bộ Giáo dục và đào tạo và quy định của nhà trường.

Tuy nhiên, tại buổi làm việc của Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh và Đoàn kiểm tra của Ban Tôn giáo Chính phủ, Bộ Nội vụ vào ngày 30/7 vừa qua, Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh xác nhận kết quả rà soát hồ sơ thi tốt nghiệp THPT của ông Vương Tấn Việt, sinh năm 1959, như sau: Không có tên trong danh sách dự thi và bảng ghi tên ghi điểm trong kỳ thi tốt nghiệp bổ túc văn hóa cấp ba năm 1989 của Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng 20/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Nhà giáo. Đề cập đến quy định về mức phụ cấp thâm niên với nhà giáo được điều động sang cơ quan quản lý giáo dục, nhiều đại biểu đề nghị cần bảo lưu chế độ phụ cấp thâm niên với nhà giáo được điều động.

Góp ý về quy định bồi dưỡng nhà giáo trong dự án Luật Nhà giáo, Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga - Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương cho rằng, nên rà soát lại quy định này theo hướng lược bớt những áp lực về các chứng chỉ, các lớp bồi dưỡng bắt buộc cho nhà giáo.

Góp ý về quy định quyền nhà giáo được dạy thêm trong dự án Luật Nhà giáo, Đại biểu Hoàng Thị Thu Hiền - Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An cho rằng, học thêm là nhu cầu thực tế của nhiều học sinh, phụ huynh và gia đình. Bên cạnh việc khuyến khích người học tự học, tự nghiên cứu thì cần nhà giáo định hướng, hướng dẫn là nhu cầu chính đáng. Và cần xem dạy thêm như một nghề có thu.

Cùng với trang bị kiến thức, kỹ năng cho học sinh, việc tạo dựng ngôi trường hạnh phúc cũng đã và đang được Trường Tiểu học Phú Diễn (phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm) chú trọng, với mục tiêu tạo dựng môi trường học tập và làm việc thoải mái, sáng tạo để “Thầy cô hạnh phúc - Học sinh hạnh phúc”.

Ở lứa tuổi trung học phổ thông, nhiều em học sinh đã có những rung động, tình yêu đầu đời. Tuy nhiên, lứa tuổi này cũng dễ bị tổn thương nếu không được trang bị đầy đủ các kiến thức về lối sống, tâm lý, giới tính. Giáo dục giới tính cho học sinh hiện được nhiều trường học, các thầy cô giáo chú trọng để nâng cao kỹ năng sống cho các em.

Hôm nay (20/11) là kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam và cũng là dịp để xã hội ghi nhận và tôn vinh những đóng góp của các thầy, cô giáo trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ.