ĐH Luật Hà Nội lên tiếng vụ Thượng tọa Thích Chân Quang

Sau khi Bộ GD&ĐT yêu cầu, Trường Đại học Luật Hà Nội đã thông báo chính thức về việc cấp bằng tiến sĩ cho nghiên cứu sinh Vương Tấn Việt (tức thượng tọa Thích Chân Quang).

Ngày 25/6, Bộ GD-ĐT đã có công văn số 3136/BGDĐT-GDĐH do Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH Nguyễn Thu Thủy ký, gửi Trường ĐH Luật Hà Nội yêu cầu báo cáo về quá trình tuyển sinh, đào tạo với nghiên cứu sinh Vương Tấn Việt, tức thượng tọa Thích Chân Quang.

Công văn hỏa tốc của Bộ Giáo dục và Đào tạo gửi Trường Đại học Luật Hà Nội.

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, hiện nay, có nhiều thông tin trái chiều về việc tuyển sinh, đào tạo và cấp bằng tiến sĩ đối với ông Vương Tấn Việt tại Trường Đại học Luật Hà Nội. Để có thông tin đầy đủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị Trường Đại học Luật Hà Nội khẩn trương báo cáo cụ thể về quá trình tuyển sinh, đào tạo tiến sĩ (bao gồm cả việc nộp hồ sơ phản biện, bảo vệ luận án…) và có minh chứng kèm theo đối với hồ sơ của ông Vương Tấn Việt.

Chiều cùng ngày, Trường ĐH Luật Hà Nội đã đưa ra thông cáo báo chí khẳng định trường hợp ông Vương Tấn Việt, tức thượng tọa Thích Chân Quang, trúng tuyển nghiên cứu sinh và được cấp bằng tiến sĩ là đúng pháp luật.

Thượng tọa Thích Chân Quang nhận bằng tiến sĩ của Đại học Luật Hà Nội năm 2022 sau khi bảo vệ thành công luận án vào tháng 12/2021

Ông Vương Tấn Việt tốt nghiệp Trường ĐH Ngoại ngữ ngành tiếng Anh (nay là Trường ĐH Hà Nội) năm 2001; tốt nghiệp ngành Luật (văn bằng 2 – hệ vừa làm vừa học) tại Trường ĐH Luật Hà Nội năm 2019.

Năm 2017, học viên Vương Tấn Việt trúng tuyển văn bằng 2 khóa I, trình độ ĐH Luật, hình thức vừa làm vừa học của trường mở tại Trường CĐ Bách Việt (TPHCM). Tháng 1/2019, ông Việt được công nhận tốt nghiệp và được cấp bằng cử nhân ngành Luật, xếp loại giỏi.

Ngày 26/11/2019, ông Vương Tấn Việt trúng tuyển nghiên cứu sinh khóa 25B (niên khóa 2019 -2023) và tháng 12/2019 ông được công nhận nghiên cứu sinh ngành Luật hiến pháp – hành chính. Tháng 12/2021, ông Việt bảo vệ thành công Luận án tiến sĩ cấp trường và ngày 17/3/2022, ông được Trường ĐH Luật Hà Nội cấp bằng tiến sĩ.

Trước đó, mạng xã hội xôn xao lan truyền thông tin ông Vương Tấn Việt tốt nghiệp cử nhân luật hệ tại chức năm 2019, nhưng năm 2021 nhận bằng tiến sĩ luật, cũng tại Trường Đại học Luật Hà Nội. Nhiều ý kiến thắc mắc cho rằng thời gian ông Vương Tấn Việt được cấp bằng tiến sĩ chỉ sau 2 năm tốt nghiệp đại học là không phù hợp cả về quy định lẫn thời gian.

Thời gian qua, trên mạng xã hội cũng từng lan truyền một số clip giảng pháp  của thượng tọa Thích Chân Quang , Trụ trì Thiền tôn Phật Quang (thị xã Phú Mỹ, Bà Rịa - Vũng Tàu) gây hoang mang trong xã hội, phản ứng của cộng đồng vì có những nội dung không đúng với giáo lý, giáo luật, truyền thống văn hóa của Phật giáo và lịch sử của dân tộc Việt Nam.

Ngày 19/6, Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho biết đã quyết định kỷ luật đối với thượng tọa Thích Chân Quang . Ông Thích Chân Quang sẽ không được thuyết giảng dưới mọi hình thức, không chủ trì tổ chức các sự kiện tập trung đông người tại Thiền tôn Phật Quang và các địa điểm khác trong thời gian 2 năm.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Thường trực Chính phủ vừa yêu cầu Bộ Công Thương nghiên cứu lại dự án điện hạt nhân sau gần chục năm tạm dừng. Trước nguy cơ thiếu điện là rất lớn, các chuyên gia cho rằng việc khởi động lại dự án điện hạt nhân vào thời điểm này rất hợp lý.

Sáng 7/11, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Dân vận Thành ủy Hà Nội Đỗ Anh Tuấn dự Lễ trao tặng Huy hiệu Đảng nhân kỷ niệm 107 năm Cách mạng tháng Mười Nga (7/11/1917 - 7/11/2024) tại Đảng bộ quận Long Biên.

Chiều nay, 7/11, thảo luận ở hội trường về dự án Luật Điện lực (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội cơ bản tán thành cần thiết ban hành Luật Điện lực (sửa đổi). Luật này quy định về quy hoạch phát triển điện lực và đầu tư xây dựng dự án điện lực; phát triển điện năng lượng tái tạo và điện năng lượng mới.

Tiếp tục chương trình của Kỳ họp thứ 8, sáng 7/11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 7 luật. Đây là các dự án luật được kỳ vọng sẽ góp phần hoàn thiện đồng bộ thể chế, tháo gỡ kịp thời những khó khăn vướng mắc, tạo động lực phát triển nhanh và bền vững của nền kinh tế.

Chiều 7/11, tại thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), Hội nghị Cấp cao Chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady - Chao Phraya - Mekong (ACMECS) lần thứ 10 có chủ đề “Hướng tới kết nối thông suốt vì một tiểu vùng Mekong hội nhập” được tổ chức với sự tham dự của người đứng đầu Chính phủ, Trưởng đoàn các nước Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam.

Ngày 7/11, nhân dịp tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội đàm với Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Cường.