Đến lúc chấm dứt độc quyền vàng miếng

Chục năm qua, Ngân hàng Nhà nước không cấp phép sản xuất thêm vàng miếng, cũng không cho doanh nghiệp nhập khẩu vàng để sản xuất trang sức mỹ nghệ. Cơ chế độc quyền vàng miếng đã không còn phù hợp. Bỏ độc quyền, cho phép nhập khẩu vàng miếng là một yêu cầu cấp bách của thực tế.

Ngày 20/5, giá vàng đã vượt 1 triệu đồng so với tuần trước, lên mức 91 triệu đồng/lượng bán ra.

Nếu nhìn tổng thể về thị trường vàng Việt Nam, có thể chia ra làm 3 mốc sau:

- Trước năm 2012, vàng miếng được xem là hàng hóa thông thường, có lúc trở thành phương tiện thanh toán trong nước. Nhưng đi kèm với đó là sự lộn xộn, tình trạng vàng hóa mất kiểm soát.

- Năm 2012, Nghị định 24 ra đời, Ngân hàng Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, SJC được chọn làm thương hiệu vàng quốc gia và thị trường chỉ còn một loại vàng miếng hợp pháp duy nhất. Thị trường dần ổn định, tình trạng vàng hóa được kiểm soát.

- Mọi chuyện trở nên phức tạp trong vài năm trở lại đây, đặc biệt là nửa đầu năm 2024 này, khi giá vàng tăng cao bất thường, chênh lệch với giá thế giới quá lớn và cảm giác khan hiếm trên thị trường được tạo ra.

SJC, đơn vị độc quyền vàng miếng, nhiều lần bị đặt dấu hỏi về việc được hưởng lợi từ mức chênh này. Đại diện doanh nghiệp này mới đây tuyên bố không được lợi gì và đề nghị bỏ độc quyền vàng miếng.

Đại diện doanh nghiệp SJC mới đây đã đề nghị bỏ độc quyền vàng miếng. Ảnh: VnExpress.

Bỏ độc quyền vàng miếng, tiến tới cho doanh nghiệp được nhập khẩu vàng có hạn mức và kiểm soát cũng là đề xuất của nhiều chuyên gia trong việc bình ổn thị trường thời điểm này.

Nếu kịch bản này xảy ra, trên thị trường sẽ có nhiều hơn một loại vàng miếng, doanh nghiệp được tham gia thực sự vào cuộc chơi, giúp tăng cung ra thị trường, giải quyết được vấn đề chênh lệch giá vàng với thế giới.

Bỏ độc quyền, tiến tới cho doanh nghiệp được nhập khẩu vàng có hạn mức và được kiểm soát là đề xuất của nhiều chuyên gia.

Với vai trò là cơ quan quản lý Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước cho biết sẽ xem xét sửa Nghị định 24 nhưng không nói cụ thể sẽ sửa như thế nào.

Việc cấp phép cho doanh nghiệp nhập khẩu vàng nguyên liệu sẽ khiến nhu cầu USD tăng lên trên thị trường chính thức, áp lực tỷ giá có thể xuất hiện từng thời điểm. Nhưng điều này không quá đáng lo ngại khi mà quyền cấp phép số lượng nhập khẩu vẫn nằm trong tay của Ngân hàng Nhà nước.

Vậy nên khi cả thị trường đều mong mỏi, việc cơ quan chức năng vẫn chần chừ, quan ngại rõ ràng là điều khó lí giải.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sau khi Mỹ và Trung Quốc đồng ý cắt giảm thuế quan và hạ nhiệt căng thẳng thương mại, các nhà giao dịch đã giảm bớt dự đoán về số lần Cục Dự trữ Liên bang (Fed) cắt giảm lãi suất trong năm nay xuống còn hai lần.

Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) vừa thông báo chuyển cổ phiếu BCG của Công ty Cổ phần Bamboo Capital sang diện kiểm soát kể từ ngày 13/5, do doanh nghiệp chậm nộp báo cáo tài chính kiểm toán năm 2024 quá 30 ngày so với thời hạn quy định.

Cơ quan thuế các cấp đến nay đã ban hành gần 61.500 thông báo tạm hoãn xuất cảnh với số tiền thuế nợ là hơn 83.000 tỷ đồng, thu được gần 5.000 tỷ đồng của 7.309 người nộp thuế đang bị tạm hoãn xuất cảnh.

Để góp phần tạo động lực thúc đẩy, phát triển cho nền kinh tế, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, Chính phủ cho rằng cần tiếp tục thực hiện chính sách giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) đến hết 31/12/2026.

Đại diện nhiều hiệp hội, ngành hàng đã đề nghị bãi bỏ quy định bắt buộc doanh nghiệp phải “công bố hợp quy” trước khi đưa sản phẩm ra thị trường.

Phiên giao dịch ngày hôm qua (12/5), cổ phiếu Hòa Phát (HPG) đã khớp lệnh gần 64 triệu đơn vị; trong đó, riêng buổi sáng đã có tới gần 45 triệu đơn vị được sang tay, với áp lực bán lên tới cao điểm. Vậy, điều gì đã xảy ra?