Đền Hai Bà Trưng tiếp tục mở cửa đón khách sau lễ hội

Ban quản lý di tích Đền thờ Hai Bà Trưng sẽ tiếp tục phối hợp với các đơn vị chức năng của xã và huyện Mê Linh để phục vụ du khách về thăm quan, chiêm bái hai đức vua Bà trong các tháng đầu xuân và trong cả năm.

Thời điểm đầu xuân mới, Di tích quốc gia đặc biệt Đền Hai Bà Trưng luôn là một trong những điểm đến quen thuộc của nhiều người dân và du khách với mong muốn bày tỏ lòng thành kính với các bậc tiền nhân và khắc sâu thêm niềm tự hào dân tộc.

Mỗi dịp xuân về, di tích đền Hai Bà Trưng luôn là điểm đến quen thuộc và khởi đầu trong lộ trình đi lễ đầu năm của nhóm bạn trẻ Nguyễn Thị Thanh Huyền (Mê Linh, Hà Nội). Mỗi người con Mê Linh luôn tự hào bởi những công lao to lớn của hai bậc tiền nhân đã làm nên cuộc khởi nghĩa oanh liệt Hai Bà Trưng, vang danh lịch sử.

"Với tư cách là một người phụ nữ, tôi thấy rất tự hào và ngưỡng mộ sự kiên cường, anh dũng và lòng yêu nước của hai Bà. Đó cũng là lý do tôi đến đây để khắc sâu thêm lòng yêu nước cho bản thân mình", Thanh Huyền chia sẻ.

Anh Lưu Văn Trường (Mê Linh, Hà Nội) cho biết: "Tôi là một người con Mê Linh và với tôi, đền Hai Bà Trưng là ngôi đền linh thiêng và có ý nghĩa rất sâu sắc. Từ bé, cứ mỗi dịp đầu năm, tôi lại dành thời gian đi lễ đền. Trước hết là để an tâm, sau là cầu cho bản thân, gia đình có nhiều sức khỏe, có nhiều thuận lợi trong công việc".

1985 năm đã đi qua kể từ khi hai bà Trưng Trắc, Trưng Nhị phất cờ khởi nghĩa. Song lòng yêu nước, tinh thần quật cường ấy vẫn vang danh, để sau bao đời, cứ mỗi dịp đầu năm mới, lớp lớp người dân từ mọi miền lại đến với di tích Đền Hai Bà Trưng để tri ân, tưởng nhớ và cầu bình an.

Theo thống kê từ Ban tổ chức lễ hội, tính từ đêm 30 Tết đến thời điểm này, Khu Di tích Đền Hai Bà Trưng đã đón gần 4.000 người dân, du khách thập phương về vui xuân, trẩy hội và đi lễ đầu năm. Thời gian chính hội năm 2025 kéo dài từ ngày mùng 6 tới mùng 10 tháng Giêng. Dù lễ hội đã kết thúc nhưng lượng người về với di tích chắc chắn sẽ còn duy trì trong thời gian tới.

Theo ông Phạm Trần Quang, Trưởng Ban quản lý di tích Đền thờ Hai Bà Trưng, ngoài thời gian chính thức, Ban Tổ chức sẽ tiếp tục phối hợp với các đơn vị chức năng của xã, của huyện để phục vụ du khách về thăm quan, chiêm bái hai đức vua Bà trong các tháng đầu xuân và trong cả năm.

Dự kiến, trong hai ngày cuối tuần từ ngày hôm nay (8/2) và ngày mai (9/2), với thời tiết đẹp, không mưa, lượng người đổ về khu di tích Đền Hai Bà Trưng sẽ tăng cao đột biến.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Những trung tâm văn hóa nghệ thuật và bảo tàng là nơi hội tụ tinh hoa, giới thiệu di sản lịch sử Hà Nội, giúp các bạn trẻ khám phá nhiều giá trị văn hóa độc đáo thông qua hoạt động giao lưu.

Triển lãm tranh “Con đường tôi đi - My way” là tổng kết xuyên suốt con đường mà NSƯT Ngọc Linh đi qua từ thời kháng chiến chống Pháp cho tới hiện nay, khi ông bước sang tuổi 95.

Bảo tàng Hà Nội đã tổ chức trưng bày chuyên đề mang tên “Nét ngà”, giới thiệu hơn 100 tài liệu, hiện vật có niên đại thế kỷ 19-20, cùng nhiều tác phẩm độc đáo và tinh xảo.

Qua 70 năm thành lập và phát triển, ngành xiếc đã khẳng định vị thế của mình qua những vở diễn được đầu tư tỉ mỉ về kịch bản, sân khấu và kỹ thuật và đã chứng minh giá trị của việc kết hợp truyền thống với sáng tạo, góp phần làm mới diện mạo nghệ thuật biểu diễn và giữ cho sân khấu luôn sáng đèn.

Những thử nghiệm gần đây của thành phố Hà Nội và các nghệ sĩ sáng tạo từ di sản đô thị đã mang lại sức sống mới cho đời sống văn hóa Thủ đô và tiến gần hơn với xu thế phát triển chung trên thế giới.

Triển lãm sơn mài “Phẳng” giới thiệu nhiều tác phẩm đặc sắc, cho thấy những cách nhìn độc đáo về cuộc sống thiên nhiên, con người, xã hội và vẻ đẹp bình dị trong cuộc sống.