Đê Yên Nghĩa sẽ hoàn thành nâng cấp giữa năm 2025
Dù mới triển khai cách đây ít ngày, công tác thi công dự án nâng cấp, cải tạo đê Tả Đáy đang được thực hiện khẩn trương, tập trung nhằm sớm hoàn thành. Mục tiêu là sớm đưa tuyến đường mới rộng rãi, an toàn hơn vào sử dụng, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.
Tuyến đường đê Yên Nghĩa, trước khi triển khai dự án, đã xuống cấp nghiêm trọng, mặt đường hư hỏng nặng, gây cản trở và ảnh hưởng lớn đến giao thông. Cuối tháng 10/2024, sau một số sự cố sạt lở, chính quyền phải cấm phương tiện lưu thông trên đoạn đê Tả Đáy.
Đầu tháng 12, quận Hà Đông đã khởi công dự án nâng cấp, mở rộng tuyến đê Tả Đáy với chiều dài 5,6km, đi qua hai phường Yên Nghĩa và Đồng Mai.
Ông Đặng Ngọc Thư, đại diện Ban Quản lý Dự án Đầu tư Xây dựng quận Hà Đông, cho biết: "Thứ nhất là giảm tối đa tai nạn giao thông. Đồng thời, đảm bảo lưu thông thông suốt, an toàn, kết nối đồng bộ với tuyến quốc lộ 6. Dự án sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người dân phát triển kinh tế và đi lại".
Anh Nguyễn Văn Thái, một người dân tại phường Đại Mỗ, bày tỏ: "Tôi chỉ mong đường được mở rộng hơn. Hiện nay đường quá nhỏ, mặt đê lại xuống cấp nên vận chuyển hàng hóa rất khó khăn, không thể đi nhanh".
Hiện tại, mặt đường đê Tả Đáy chỉ rộng hơn 4m. Với tổng vốn đầu tư 200 tỷ đồng, tuyến đường sẽ được mở rộng lên 9m, trong đó 7m dành cho lòng đường xe chạy. Dự án cũng sẽ bao gồm hệ thống lề đường hai bên và đèn chiếu sáng.
Để đảm bảo mục tiêu hoàn thành trong năm 2025, các tổ đội thi công đang hoạt động trên toàn phạm vi công trường. Nhà thầu đặt mục tiêu trước Tết Nguyên Đán sẽ đạt ít nhất 10% khối lượng công việc.
Ông Đặng Xuân Tùng, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Nhân Bình, cho biết: "Hiện chúng tôi triển khai đồng thời bốn mũi thi công gồm tường chắn, mái đê, gia cố nền và tập kết đất tại các vị trí."
Riêng với khu vực bị sạt lở cuối tháng 10/2024, việc thi công đang được thực hiện thận trọng. Các bên liên quan, từ chủ đầu tư, đơn vị tư vấn giám sát đến nhà thầu đều bàn bạc kỹ lưỡng để vừa đảm bảo thiết kế toàn tuyến vừa duy trì an toàn đê điều.
Ông Đoàn Quang Huy, đại diện đơn vị tư vấn giám sát, cho biết: "Chúng tôi phối hợp chặt chẽ với các đơn vị chủ quản, Hạt quản lý đê và Sở NN&PTNT để giải quyết phương án kỹ thuật phù hợp, đảm bảo ổn định mặt đê trước khi thi công".
Ông Đặng Ngọc Thư, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng quận Hà Đông, nhấn mạnh: "Đây là đê cấp 1, có tầm quan trọng quốc gia. Tại khu vực sạt lở, chúng tôi đặc biệt chú ý và sẽ xử lý triệt để, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho tuyến đê sau khi hoàn thành".
Dự án được yêu cầu hoàn thành trước ngày 31/12/2025. Do tuyến đường thi công xen kẽ nhiều đoạn có phương tiện lưu thông, công tác phân luồng, cảnh báo và vệ sinh môi trường đang được chú trọng. Đặc biệt, trong thời gian cao điểm từ nay đến Tết Nguyên Đán, khi mật độ giao thông tăng cao, những biện pháp này càng trở nên cấp thiết.


Bà Nguyễn Thị Phương trong thời gian giữ chức Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đoàn Kết đã có nhiều sai phạm, khuyết điểm gây hậu quả nghiêm trọng, gây dư luận xấu.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Dương đã ban hành quyết định về đình chỉ điều tra vụ án hình sự đối với ông Nguyễn Hồng Khanh, cựu Bí thư Thị ủy Bến Cát, tỉnh Bình Dương.
Viện Kiểm sát đánh giá, thời điểm ký giấy phép cho Công ty Thái Dương, cựu Thứ trưởng Nguyễn Linh Ngọc không bị tác động hay nhận bất kỳ lợi ích gì từ doanh nghiệp nên đề nghị mức án 30-36 tháng tù treo.
Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, trên địa bàn huyện Ứng Hòa, TP. Hà Nội đã xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân điển hình với những việc làm cụ thể, thiết thực.
"Phân cấp, phân quyền phải đi liền với tăng kiểm soát và giám sát" là nội dung được nhiều đại biểu đề cập khi thảo luận về Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và Luật chính quyền địa phương (sửa đổi).
Bộ Xây dựng vừa ban hành quyết định phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch sân bay Long Thành.
0