Đề xuất trao thêm quyền cho Chủ tịch UBND các cấp

Sáng 15/2, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi). Về chính sách phân quyền, phân cấp để địa phương tự chịu trách nhiệm, các đại biểu tiếp tục làm rõ việc quyền hạn của Chủ tịch UBND các cấp, trong đó đề xuất hướng trao quyền mạnh mẽ hơn nữa cùng với cơ chế kiểm soát quyền lực.

Thảo luận về quy định phân cấp, ủy quyền cho chính quyền địa phương, đại biểu đề nghị đề nghị cần sửa đổi và quy định cụ thể nhằm cụ thể hóa chủ trương đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, phát huy tính chủ động, sáng tạo, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương các cấp theo tinh thần “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”. Trong đó, cần uỷ quyền cho chính quyền địa phương và trao quyền nhiều hơn cho chủ tịch UBND các cấp để tạo sự chủ động trong việc xử lý các vấn đề của địa phương.

Kỳ họp Quốc hội bất thường lần 9, Quốc hội khóa XV khai mạc vào sáng ngày 12/2, dự kiến bế mạc vào ngày 19/2. Ảnh: Báo điện tử Chính phủ

Theo một số đại biểu, việc phân quyền, phân cấp phải đảm bảo không trùng lặp, chồng chéo, phù hợp với đặc điểm từng địa phương, có cơ chế kiểm soát quyền lực và giám sát từ cấp trên. Chính quyền địa phương tự chủ trong phạm vi được phân quyền, nhưng vẫn chịu sự kiểm tra về tính hợp hiến, hợp pháp từ cơ quan cấp trên. Do đó, các đại biểu cũng đề nghị đưa ra các quy định để việc trao quyền này phải tránh tình trạng lạm quyền hay uỷ quyền một cách tuỳ tiện, chủ quan của Chủ tich UBND các cấp.

Tiếp thu và giải trình thêm, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, về nội dung phân quyền, phân cấp để địa phương tự chịu trách nhiệm, dự luật đã đề xuất nguyên tắc cơ quan nhận phân cấp sẽ chịu trách nhiệm hoàn toàn về kết quả thực hiện. Quy định này giúp thúc đẩy mạnh mẽ hơn việc phân cấp kèm theo các điều kiện thực hiện cụ thể. Chính phủ cũng có thể ban hành nghị định để phân định lại nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương trong một số lĩnh vực ưu tiên, cấp bách, giúp việc phân quyền được triển khai ngay trong khi chờ sửa đổi các luật liên quan.

Sau khi thảo luận về Luật Tổ chức Chính quyền Địa phương (sửa đổi), sáng nay 15/2, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đã trình bày Tờ trình dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, sau đó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội trình bày Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Dũng tin tưởng, thông qua hoạt động của Văn phòng đại diện, Đài PT&TH Hà Nội sẽ tiếp tục làm cầu nối để nhân dân hai Thành phố hiểu rõ hơn về tình hình phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội - chính trị.

Chủ tịch UBND thành phố khẳng định, Hà Nội luôn coi World Bank là đối tác quan trọng, thân thiết, đã có nhiều đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế.

Thái Ngọc Anh - tài xế taxi thu 4,2 triệu đồng của hai người dân vùng cao đã bị tạm giữ hình sự để điều tra về hành vi cưỡng đoạt tài sản.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Vũ Thu Hà đã đến thăm, chúc mừng Tạp chí Người Hà Nội và Báo Lao động Thủ đô vào sáng 17/6.

Việc tổ chức chính quyền địa phương theo mô hình 2 cấp là chủ trương, chính sách lớn, thể hiện tầm nhìn chiến lược của Việt Nam trong bối cảnh đất nước bước vào giai đoạn phát triển mới.

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội khẳng định, chính quyền Hà Nội luôn tạo điều kiện cho các cơ quan báo chí để các đơn vị là cầu nối lắng nghe nhân dân, truyền tải hình ảnh của Thủ đô văn hiến, văn minh và hiện đại.