Đề xuất Thủ đô có mô hình thành phố trong thành phố | Hà Nội tin mỗi chiều
Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đề xuất cho Hà Nội bổ sung hai thành phố thuộc Thủ đô, đó là thành phố Bắc sông Hồng gồm các huyện Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn, lấy hạt nhân là sân bay Nội Bài, được định hướng trở thành thành phố logistics, dịch vụ. Thành phố thứ hai là thành phố về giáo dục, đào tạo, khoa học ở phía Tây gồm Hòa Lạc, Xuân Mai với trung tâm là Khu Công nghệ cao Hòa Lạc. Sự ra đời của hai thành phố này được kỳ vọng sẽ tạo ra những cực tăng trưởng mới, giúp kéo giãn mật độ dân cư khu vực nội đô và vực dậy kinh tế các huyện còn khó khăn.
Các nội dung phương án quy hoạch Thủ đô tập trung xoay quanh năm trụ cột phát triển: Văn hoá, con người và di sản nghìn năm văn hiến; Phát triển kinh tế xanh, kinh tế số; Hạ tầng kết nối đồng bộ, hiện đại; Xã hội số, đô thị thông minh; Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo…
Theo kiến trúc sư Phạm Thanh Tùng, để định hình hai thành phố trực thuộc Thủ đô, thứ nhất phải hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật - xã hội tốt, kết nối giao thông giữa thành phố trực thuộc với khu vực trung tâm thành phố chính, đặc biệt là nhà ở cho người thu nhập thấp. Thứ hai, khi đã là thành phố, dân số tăng lên thì vai trò của chính quyền đô thị sẽ càng đậm nét. Chính quyền thành phố phải tìm ra các biện pháp phát huy nguồn lực để thành phố phát triển bền vững, nâng cao đời sống cho cư dân, chứ không phụ thuộc hoàn toàn vào thành phố chính. Kiến trúc sư Phạm Thanh Tùng cũng cho rằng, lớp trầm tích văn hóa làm nên giá trị riêng của đô thị càng được tích lũy thì càng trở nên quý giá. Chính những làng nghề sẽ tham gia vào công nghiệp văn hóa và đóng góp vào phát triển du lịch của thành phố, chứ không chỉ là sinh kế hằng ngày của nông dân cho dù có lên thành phố.
Thành phố Bắc sông Hồng có diện tích lên tới hơn 630km2 với rất nhiều khu vực nông thôn, rừng núi. Trong khi đó thành phố phía Tây có diện tích hơn 250km2, ngoài cơ sở hạ tầng dành cho cư dân còn cần cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động giáo dục, khoa học. Hà Nội đã đề xuất các giải pháp cho những thách thức này. Theo Phó Chủ tịch thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn, Luật Thủ đô đồng thời đưa ra đề xuất và các giải pháp. Có thể áp dụng phương thức xây dựng, thuê dịch vụ và chuyển giao hoặc xây dựng, chuyển giao và thuê dịch vụ. Đó là phương thức trong hợp tác công tư. Nếu chúng ta thực hiện hiệu quả thì sẽ có cơ chế phát triển nguồn lực để phát triển hai thành phố này.
Hà Nội đang làm đồng thời ba việc quan trọng có mối liên hệ trực tiếp với nhau là: Lập Quy hoạch Thủ đô, điều chỉnh Quy hoạch chung và xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi). Việc tiến hành cả ba công việc này cùng một lúc là cơ hội quý giá để xây dựng, phát triển Thủ đô. Khi Quy hoạch Thủ đô được phê duyệt và Luật Thủ đô (sửa đổi) được Quốc hội thông qua theo đúng định hướng Nghị quyết 15 của Bộ Chính trị sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng để Hà Nội trở thành trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm của Bắc Bộ và cả nước./.
- Đình Chèm - Dòng chảy tinh hoa | Hà Nội tin mỗi chiều
- Từ giao thông xanh đến đô thị xanh | Hà Nội tin mỗi chiều
- Tặng quà thầy cô như thế nào cho đúng nghĩa tri ân? | Hà Nội tin mỗi chiều
- Cư dân bức xúc vì chủ đầu tư lộng quyền | Hà Nội tin mỗi chiều
- Giáo viên cần được dạy thêm trong tâm thế đàng hoàng | Hà Nội tin mỗi chiều


Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa giao nhiệm vụ cho UBND thành phố Hà Nội nghiên cứu lộ trình thu phí ô tô vào khu vực trung tâm trong giờ cao điểm.
Hàng triệu người trẻ mới đây đã thức trắng đêm, mất ăn mất ngủ vì buổi phát sóng trực tiếp (livestream) trong đêm 28/3 về cuộc đối chất tình ái ồn ào của một nam streamer. Con số đó cho thấy sức hút khủng khiếp của chuyện đời tư người nổi tiếng đối với công chúng.
UBND thành phố Hà Nội vừa triển khai cơ chế “làn xanh”, yêu cầu xử lý hồ sơ trong 24 giờ cho 10 dự án trọng điểm nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng GRDP trên 8% trong năm 2025.
Thành phố Hà Nội đã quyết định lắp đặt thêm 3.700 camera AI. Đây chính là một bước đi quan trọng trong lộ trình xây dựng hệ thống quản lý giao thông thông minh.
UBND Thành phố Hà Nội đã có quyết định giao hơn 70.500 m² đất cho quận Long Biên để thực hiện dự án xây dựng công viên, hồ nước, mở ra một không gian xanh cho người dân khu vực.
Những cảnh tượng quen thuộc như không kiên nhẫn vượt đèn đỏ, đi ngược chiều, phóng vút lên vỉa hè lại xuất hiện trên đường. Có phải một bộ phận người dân đã quên Nghị định 168? Phải chăng, luật chỉ là thứ để đối phó, thay vì tuân thủ? Nếu tình trạng "nhờn" luật này không được chặn đứng, liệu trật tự có thể được lập lại?
0