Đề xuất tăng mức phạt hành vi không sang tên phương tiện

Tại dự thảo (lần 3) Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ, Bộ Công an đề xuất nâng chế tài xử phạt đối với nhóm hành vi vi phạm không sang tên chuyển chủ và gắn biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp.

Cụ thể, phạt tiền từ 400 đến 600 nghìn đồng đối với cá nhân, từ 800 nghìn đồng đến 1,2 triệu đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong chứng nhận đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản.

Hành vi không làm thủ tục đổi chứng nhận đăng ký xe theo quy định; lắp đặt, sử dụng thiết bị âm thanh, ánh sáng trên xe gây mất trật tự, an toàn giao thông đường bộ cũng bị áp dụng mức phạt như trên.

Bộ Công an đề xuất nâng chế tài xử phạt đối với nhóm hành vi vi phạm không sang tên chuyển chủ và gắn biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp.

Dự thảo đề xuất phạt tiền từ 800 nghìn đồng đến 1 triệu đồng đối với cá nhân, từ 1,6 đến 2 triệu đồng với tổ chức là chủ xe không thực hiện đúng quy định về biển số.

“Hành vi tẩy xóa, sửa chữa hoặc giả mạo hồ sơ đăng ký xe; tự ý thay đổi khung, máy, hình dáng, kích thước, đặc tính của xe; sử dụng các giấy tờ, tài liệu giả để được cấp lại biển số, chứng nhận đăng ký xe mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự được đề xuất phạt tiền 2-3 triệu đồng với cá nhân và 4-6 triệu đồng đối với tổ chức là chủ phương tiện”, dự thảo nêu.

Dự kiến, nghị định này sẽ được Chính phủ thông qua thời gian tới để có hiệu lực từ ngày 1/1/2025

Dự kiến, Nghị định này sẽ được Chính phủ thông qua thời gian tới để có hiệu lực từ ngày 1/1/2025, thay thế một số điểm, khoản, điều của Nghị định số 100/2019 (sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 123/2021) về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, hàng hải, hàng không dân dụng.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tập đoàn TH đã tổ chức Lễ Khánh thành nhà máy chế biến sữa tươi sạch với công suất hàng đầu tại Nga vào ngày 11/5.

Dự thảo Luật Quảng cáo (sửa đổi) sắp được trình Quốc hội thông qua, thể hiện một bước tiến quan trọng trong việc xây dựng môi trường truyền thông lành mạnh và có trách nhiệm. Lần đầu tiên, trách nhiệm pháp lý của người nổi tiếng, người có ảnh hưởng khi tham gia quảng cáo được quy định rõ ràng và chặt chẽ hơn.

Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc hội kiến với Chủ tịch Đảng Nước Nga Thống nhất, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Liên Bang Nga Dmitry Medvedev vào ngày 9/5 (theo giờ địa phương), tại Thủ đô Moscow.

Hà Nội hiện đang bước vào giai đoạn xây dựng nông thôn mới hiện đại, xây dựng mô hình nông thôn sinh thái, nông thôn thông minh, tích hợp giữa công nghệ số và gìn giữ giá trị truyền thống, giữa phát triển kinh tế với bảo vệ cảnh quan, văn hóa làng xã.

Vấn đề quản lý hoạt động quảng cáo trên nền tảng số, đặc biệt là vai trò và trách nhiệm của người nổi tiếng, KOL, YouTuber, TikToker... khi quảng cáo sản phẩm đã làm "nóng" nghị trường, trong phiên Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo.

Nghị quyết về miễn học phí cho học sinh mầm non, học sinh phổ thông, người học chương trình giáo dục phổ thông tại các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân là một trong ba nội dung được Ủy ban Văn hóa và Xã hội thảo luận vào phiên họp toàn thể sáng 11/5.