Đề xuất hòa bình Anh - Pháp: Ý tưởng phi thực tế

Lãnh đạo Anh và Pháp đã đề xuất thực thi lệnh ngừng bắn một phần, kéo dài một tháng tại Ukraine để các bên tìm giải pháp hòa bình.

Cuộc gặp cấp cao ở Thủ đô London của nước Anh, giữa lãnh đạo một nhóm quốc gia thành viên EZ và NATO ở châu Âu cùng lãnh đạo Canada, EU, NATO và đại diện của Thổ Nhĩ Kỳ, là "gắng gượng" mới của EU và NATO nhằm giải cứu Ukraine và tăng tính tự chủ an ninh của châu Âu, dưới tác động của những điều chỉnh chính sách đối ngoại mới của Mỹ.

Sau Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Thủ tướng Anh Keir Starmer tự nhận về vai trò bắc cầu nối châu Âu với chính quyền mới ở Mỹ, dẫn dắt châu Âu thoát ra khỏi tình thế khó khăn và khó xử hiện tại về đảm bảo an ninh, cũng như trong quan hệ với chính quyền mới ở Mỹ.

Định hướng hành động được thống nhất chung là châu Âu phải tự chủ thực sự về đảm bảo an ninh, phải tăng cường vũ trang và phải thành lập được đội quân gìn giữ hòa bình triển khai ở Ukraine, sau khi có được giải pháp chính trị hòa bình cho cuộc chiến tranh ở Ukraine.

Cách tiếp cận này rất thức thời và định hướng đúng đắn đối với EU và NATO, thời điểm đưa ra không phải sớm nhưng tính khả thi trên thực tế không được đảm bảo. EU và NATO không có đủ nguồn lực về tài chính và quân sự để tự chủ được thật sự, về đảm bảo an ninh cho các thành viên và cho Ukraine. Hiện tại, chỉ có rất ít thành viên EU và NATO hăng hái và mặn mà với việc thành lập và tham gia đội quân gìn giữ hòa bình ở Ukraine.

Tại cuộc gặp cấp cao ở London, ông Starmer và ông Macron tung ra đề xuất ngừng chiến trong thời gian một tháng, đối với mọi hành động quân sự giao tranh trên không và trên biển giữa Nga và Ukraine, trong khi đó để cho chiến sự trên bộ tiếp tục.

Đề xuất này thật sự mới nhưng thực chất "như chuyện đùa". Nga đang chiếm ưu thế cả trên chiến trường lẫn trong quan hệ với chính quyền mới ở Mỹ, nên sẽ không để tâm gì đến đề xuất đầy tâm huyết nhưng hoàn toàn bất khả thi này của cặp Starmer - Macron.

Phi thực tế tương tự là kế hoạch hòa bình cho Ukraine mà ông Starmer cho biết đã đạt được ở cuộc gặp và tới đây châu Âu sẽ tham vấn phía Mỹ. Ông Starmer không hé lộ nội dung cụ thể của kế hoạch nhưng cho biết nó bao hàm ba thành tố: làm cho Ukraine đủ mạnh về kinh tế và quân sự để răn đe được Nga, kiến tạo việc châu Âu tự đảm bảo an ninh cho châu lục và cho Ukraine, cũng như có sự ủng hộ và tham gia của Mỹ vào việc đảm bảo an ninh.

Tuy nhiên, có thể thấy kế hoạch trên hoàn toàn phi thực tế. Đến khi nào Ukraine mới mạnh đủ mức để có thể răn đe Nga? Đến khi nào mới có giải pháp chính trị hòa bình cho Ukraine để EU và Starmer đưa binh lính đến mà gìn giữ hòa bình ở Ukraine? Chính quyền mới ở Mỹ không còn mặn việc tiếp tục sẵn sàng bảo hộ an ninh cho châu Âu. Không tính đến một tác nhân quyết định là Nga, tất cả những ý tưởng trên đều thêm phi thực tế.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sau 5 ngày có mặt tại Myanmar, Đội cứu hộ cứu nạn Công an Việt Nam đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp và tình cảm đặc biệt cho người dân Myanmar.

Ông Yoon Suk Yeol đã gửi lời xin lỗi vì không đáp ứng được kỳ vọng của đất nước và người dân, chỉ vài giờ sau khi bị tuyên bãi chức Tổng thống Hàn Quốc.

Myanmar và Thái Lan vẫn nỗ lực không ngừng nghỉ để tìm kiếm thêm những người sống sót sau trận động đất mạnh 7,7 độ hôm 28/3.

Sự hỗ trợ của các phương tiện, kỹ thuật đã đóng góp không nhỏ vào công cuộc cứu hộ, cứu nạn sau động đất tại Myanmar của các cán bộ chiến sĩ Việt Nam.

Viên kim cương nặng 2,33 carat, có màu đỏ thẫm là một trong những loại đá quý hiếm nhất trên Trái đất, đã được bổ sung vào bộ sưu tập của Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia Mỹ.

Những kiệt tác hội họa mang tính biểu tượng như "Mona Lisa" của Leonardo da Vinci và “Tiếng thét” của Edvard Munch đã được chuyển đổi thành âm thanh, giúp người khiếm thị có cơ hội cảm nhận và đắm chìm trong nghệ thuật.