Đề xuất giảm giờ làm xuống 44 giờ/ tuần trong doanh nghiệp

Ông Phạm Trọng Nghĩa, đoàn ĐBQH tỉnh Lạng Sơn, đề nghị Chính phủ xem xét trình Quốc hội giảm giờ làm việc bình thường cho người lao động trong khu vực tư, từ 48 giờ/1 tuần xuống 44 giờ/ 1 tuần, tiến tới 40 giờ/1 tuần như trong khu vực công (đã được thực hiện từ 1999).

Tại phiên thảo luận của Quốc hội chiều nay về các vấn đề kinh tế xã hội, ông Nghĩa đề xuất Chính phủ thực hiện quy định này. Lý giải về quan điểm của mình, ông Nghĩa cho biết đây là xu hướng tiến bộ của đa số các quốc gia trên thế giới. Và ở Việt Nam, ngay từ sắc lệnh năm 1947 của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quy định "thời hạn làm việc của công nhân, đàn ông hay đàn bà không quá 48 giờ một tuần lễ", quy định thời gian làm thêm mỗi năm không quá 100 giờ. Sau gần 80 năm độc lập, qua gần 40 năm đổi mới, điều kiện kinh tế - xã hội, thế và lực của nước ta được nâng lên tầm cao mới nhưng thời giờ làm việc của người lao động khu vực doanh nghiệp không giảm, trong khi thời giờ làm thêm đã tăng lên gấp ba lần. Người lao động cần được quan tâm, được chia sẻ và phải được thụ hưởng tốt hơn từ những thành  quả phát triển của đất nước. Ông Nghĩa mong các vị đại biểu Quốc hội quan tâm, ủng hộ quy định này.

Ông Phạm Trọng Nghĩa - Đoàn ĐBQH tỉnh Lạng Sơn
Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa nhấn mạnh vẫn còn 5/15 chỉ tiêu Quốc hội giao chưa đạt kế hoạch, trong đó có chỉ tiêu tốc độ tăng năng suất lao động xã hội là năm thứ ba liên tiếp không đạt chỉ tiêu này. Đại biểu lo ngại tốc độ tăng năng suất lao động bình quân đang có xu hướng giảm và thấp hơn mức bình quân của giai đoạn trước. Vì vậy, đề nghị Chính phủ đánh giá bổ sung ba nguyên nhân nêu tại Báo cáo số 577 của Chính phủ, xác định trách nhiệm và có giải pháp quyết liệt đối với chỉ tiêu này. 

Đồng tình với quan điểm này, đại biểu Huỳnh Thanh Phương, đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tây Ninh đánh giá năng suất lao động của Việt Nam hiện đang thấp so với các nước trong khu vực và thế giới. Ông Phương đề nghị Chính phủ quan tâm cải thiện, tăng năng suất lao động. Đây chính là con đường ngắn nhất đưa nền kinh tế phục hồi và phát triển bền vững. 

Đại biểu Huỳnh Thanh Phương - Đoàn ĐBQH tỉnh Tây Ninh cũng đồng tình với quan điểm của đại biểu Phạm Trọng Nghĩa
Theo Bộ Luật Lao động được Quốc hội thông qua năm 2019, giờ làm việc bình thường của người lao động không quá 8 giờ mỗi ngày và 48 giờ mỗi tuần. Doanh nghiệp có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần nhưng phải thông báo cho người lao động biết, nếu quy định giờ làm việc theo tuần thì không quá 10 giờ một ngày và 48 giờ một tuần.

 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh vừa có công điện gửi UBND các tỉnh, thành; các chủ đầu tư, ban quản lý trực thuộc bộ về việc tăng cường công tác bảo đảm chất lượng, an toàn giao thông, an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong quá trình thi công xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông.

Lễ trao Giải thưởng quốc gia Bảo Sơn 2024 đã vinh danh bốn công trình nghiên cứu tiêu biểu trong các lĩnh vực khoa học kỹ thuật, y học, nông nghiệp và khoa học xã hội.

Nhằm bảo đảm an ninh trật tự, trật tự đô thị, Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an TP. Hà Nội đã xử lý nghiêm các vi phạm tại một số bệnh viện lớn trên địa bàn thành phố.

UBND quận Hà Đông đã thông báo danh sách 120 công trình chưa được nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy (PCCC) theo Nghị định số 50 của Chính phủ.

Để hạn chế tối đa tình trạng thiếu nước cục bộ tại các khu vực cuối nguồn, Sở Xây dựng Hà Nội yêu cầu các công ty cấp nước điều phối nước hợp lý, đẩy mạnh các dự án cấp nước cho những khu vực chưa có mạng lưới nước sạch.

Thực hiện Công điện số 04 của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, nhiều huyện ngoại thành đã đình chỉ điều hành công việc một số chủ tịch xã để tập trung xử lý dứt điểm các vi phạm về đất đai và trật tự xây dựng.