Đề xuất giảm còn 34 tỉnh, thành sau sáp nhập

Số đơn vị hành chính cấp tỉnh dự kiến sẽ giảm từ 63 xuống còn 34, theo dự thảo tờ trình Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) được Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến.

Dự thảo luật gồm 7 chương, 49 điều, giảm một điều so với Luật số 65/2025/QH15, trong đó: giữ nguyên 9 điều, bỏ ba điều; bổ sung mới hai điều; sửa đổi, bổ sung 35 điều. Theo đó, dự thảo đề xuất mô hình chính quyền địa phương hai cấp gồm cấp tỉnh (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) và cấp cơ sở (xã, phường, đặc khu).

Để bảo đảm cho chính quyền địa phương các cấp thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, quyền hạn được giao, dự thảo luật đã sửa đổi, bổ sung các quy định về tổ chức bộ máy của chính quyền địa phương cấp tỉnh và cấp cơ sở.

Đối với chính quyền địa phương cấp tỉnh, cơ bản giữ như quy định hiện hành. Dự thảo luật chỉ tăng số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh cho phù hợp với việc sáp nhập các đơn vị hành chính cấp tỉnh, bổ sung quy định Ủy viên của Ban của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có thể là đại biểu hoạt động chuyên trách do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định để kế thừa quy định tại các nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị.

Ảnh: TTXVN.

Theo Bộ Nội vụ, số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh miền núi, vùng cao được bầu tăng tối đa từ 75 lên 90 đại biểu; số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh (còn lại) và các thành phố trực thuộc Trung ương được bầu tăng tối đa từ 85 lên 90 đại biểu.

Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh được bầu 125 đại biểu (bằng số quy định tại Luật Thủ đô áp dụng cho thành phố Hà Nội).

Đối với chính quyền địa phương cấp cơ sở, dự thảo luật quy định về cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp cơ sở (xã, phường, đặc khu) cơ bản thiết kế như đối với Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện (trước khi giải thể) nhưng có quy mô nhỏ hơn.

Theo đó, số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân cấp cơ sở tối đa là 40 đại biểu (riêng đối với các xã do có vị trí biệt lập không tiến hành tổ chức lại nếu có quy mô dân số ít thì cơ bản giữ nguyên như quy định của luật hiện hành); Hội đồng nhân dân cấp cơ sở có hai Ban là Ban Pháp chế và Ban Kinh tế - Xã hội; Ủy ban nhân cấp cơ sở được tổ chức các cơ quan chuyên môn với số lượng phù hợp.

Dự thảo luật kế thừa quy định hiện hành về kỳ họp thường lệ của Hội đồng nhân dân mỗi năm ít nhất hai kỳ và họp chuyên đề hoặc họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất.

Dự thảo được lấy ý kiến trong hai tháng, từ ngày 24/3 đến ngày 24/5. Dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) nếu được thông qua sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025 và thay thế Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 65/2025/QH15.
Theo TTXVN
Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bộ Y tế đề xuất nâng mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế (BHYT) lên tối thiểu 50% đối với học sinh phổ thông từ lớp 1 tới lớp 12 thay mức đóng 30% như hiện nay.

Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Bắc Ninh cho biết, đối tượng gây án được xác định là Phạm Văn Tuấn (SN 1983) trú tại xã Hữu Bằng, Kiến Thụy, Hải Phòng.

Phòng Cảnh sát hình sự - Công an tỉnh Bắc Ninh vừa giải cứu thành công vụ bắt cóc, khống chế con tin tại phường Phượng Mao, thị xã Quế Võ.

Việc mở lối thoát nạn thứ hai tại các căn hộ thuộc khu tập thể, chung cư cũ là cần thiết nhằm hạn chế thiệt hại về người và tài sản khi không may có cháy nổ xảy ra.

Công an TP. Hà Nội và Công ty Mobifone Khu vực 1 tổ chức hội nghị phối hợp triển khai chuyển đổi số về viễn thông và CNTT.

Hội thảo “Giáo dục liêm chính với cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở Việt Nam hiện nay - Lý luận và thực tiễn” đã được diễn ra sáng 27/3.