Đề xuất cơ chế đặc thù phát triển đường sắt đô thị

Tại kỳ họp bất thường lần thứ 9 dự kiến diễn ra từ 12/2 - 18/2, Quốc hội khóa XV sẽ xem xét Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù để phát triển hệ thống đường sắt đô thị tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

Theo quy hoạch đến năm 2045, Hà Nội đặt mục tiêu xây dựng 15 tuyến đường sắt đô thị với tổng chiều dài gần 617km. Trong khi, thành phố Hồ Chí Minh sẽ đầu tư đồng loạt và hoàn thành 7 tuyến metro, với tổng chiều dài 355km đến năm 2035. Tuy nhiên, sau hơn 20 năm triển khai đầu tư xây dựng, hiện tại mỗi thành phố mới chỉ hoàn thành khoảng 20km đường sắt đô thị do nhiều khó khăn, vướng mắc:

Tuyến Cát Linh - Hà Đông: năm 2010 khởi công, đến tháng 11/2021 vận hành.

Tuyến Nhổn - ga Hà Nội: năm 2009 khởi công, đến tháng 8/2024 mới khai thác đoạn trên cao, đoạn đi ngầm đang khoan.

Tuyến Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo: năm 2008 ký vay vốn, tháng 12/2024 Thủ tướng phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư, hiện mới đang tái khởi động.

3 tuyến đường sắt đô thị Hà Nội đã và đang triển khai đều mất từ 15-20 năm. Cá biệt, như tuyến Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo, 17 năm sau khi vay vốn ODA Nhật Bản vẫn chưa thể triển khai.

Tại kỳ họp bất thường lần thứ 9 dự kiến diễn ra từ 12/2 - 18/2, Quốc hội khóa XV sẽ xem xét Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù để phát triển hệ thống đường sắt đô thị tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Nếu được thông qua, đây sẽ là một bước tiến quan trọng hướng tới mục tiêu huy động tối đa mọi nguồn lực hợp pháp, rút ngắn thời gian chuẩn bị và đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đường sắt đô thị.

Để tháo gỡ khó khăn và đẩy nhanh tiến độ thực hiện, dự thảo Nghị quyết trình Quốc hội đề xuất 06 nhóm cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt, trong đó riêng nhóm thứ 6 áp dụng cho thành phố Hồ Chí Minh do chưa có Luật Thủ đô như Hà Nội.

Theo các chuyên gia, dự thảo Nghị quyết mang đến nhiều cơ chế linh hoạt giúp hai thành phố chủ động huy động vốn từ nguồn thu tăng thêm, tiết kiệm chi, vốn ODA mà không cần lập đề xuất dự án. Đặc biệt, quy trình phê duyệt được đơn giản hóa và rút ngắn.

Cơ chế đặc thù cũng sẽ tối ưu hóa khai thác quỹ đất, tích hợp quy hoạch phát triển đô thị theo mô hình giao thông công cộng TOD; đồng thời, trao quyền tự chủ mạnh mẽ hơn cho thành phố để linh hoạt triển khai các dự án theo nhu cầu thực tiễn, đảm bảo hiệu quả đầu tư.

Bên cạnh đó, dự thảo Nghị quyết cũng hướng tới phát triển ngành công nghiệp đường sắt trong nước, đảm bảo thống nhất quy chuẩn kỹ thuật và triển khai các chính sách ưu đãi về chuyển giao công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực. Các doanh nghiệp nội địa sẽ có cơ hội tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng cho các dự án đường sắt đô thị. Đây là những nỗ lực mang tính đột phá, giúp tháo gỡ điểm nghẽn về cơ chế, tài chính và thủ tục đầu tư, tạo tiền đề quan trọng để hai đô thị lớn nhất cả nước phát triển hệ thống giao thông công cộng hiện đại, đồng bộ và bền vững, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội.

Dự kiến, nếu Nghị quyết được ban hành, Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh kỳ vọng sẽ từng bước hiện thực hóa mục tiêu phát triển giao thông xanh, bền vững, giảm ùn tắc, cải thiện chất lượng sống cho người dân. Tại Hà Nội, đó là xây dựng 15 tuyến đường sắt đô thị với tổng chiều dài hơn 617km trong vòng 20 năm tới, thay vì cùng quãng thời gian đó chỉ thực hiện được một tuyến như thời gian vừa qua.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chi nhánh Trung tâm Phục vụ hành chính công Tây Hồ - Chi nhánh số 01 có hai trụ sở đặt tại phường Xuân La (quận Tây Hồ, Hà Nội), bắt đầu đi vào hoạt động từ ngày 5/3.

Hàng loạt doanh nghiệp từ các ngành nghề khác nhau đã thu hẹp quy mô, tối ưu hóa chi phí bằng cách giảm nhân sự, nhất là sau giai đoạn tinh gọn bộ máy tại khu vực công.

Hà Nội sẽ di dời nhiều trụ sở cơ quan và nhà dân để mở rộng không gian công cộng, trong đó phá bỏ tòa nhà 'Hàm cá mập' và cải tạo Quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục.

Nhiều khu du lịch tại TP.HCM tung ra loạt chương trình ưu đãi hấp dẫn, đặc biệt dành cho những du khách mặc áo dài truyền thống, nhân dịp Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3,

TP.HCM sẽ tổ chức chương trình bắn pháo hoa đặc biệt tại 7 địa điểm, nhân dịp Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).

Bộ Nội vụ đề nghị các địa phương tạm dừng giải quyết chế độ với cán bộ không tái cử, tái bổ nhiệm theo nhiệm kỳ tại cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị-xã hội khi nghỉ công tác.