Đề xuất 13 ngành, lĩnh vực sử dụng vốn đầu tư công

Theo dự thảo Nghị quyết về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2026-2030, dự kiến có 13 ngành, lĩnh vực sử dụng vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2026-2030.

13 ngành, lĩnh vực sử dụng vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước (NSNN) giai đoạn 2026-2030 gồm: Quốc phòng; An ninh và trật tự, an toàn xã hội; Giáo dục, đào tạo và giáo dục nghề nghiệp; Khoa học, công nghệ; Y tế, dân số và gia đình; Văn hóa;  Phát thanh, truyền hình, thông tấn; Thể dục, thể thao; Bảo vệ môi trường; Các hoạt động kinh tế; Hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước, xã hội và Các nhiệm vụ, chương trình, dự án khác theo quy định của pháp luật.

Riêng các hoạt động kinh tế sử dụng vốn đầu tư  gồm các nhiệm vụ, chương trình, dự án phục vụ các mục tiêu thuộc các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy lợi và thủy sản, công nghiệp, giao thông, khu công nghiệp…, vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước được bố trí cho các đối tượng quy định của Luật Đầu tư công và được phân theo ngành, lĩnh vực quy định tại Điều 36 của Luật Ngân sách nhà nước.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Liên minh châu Âu (EU) ngày 19/5 đã cắt giảm mạnh dự báo tăng trưởng kinh tế của khu vực đồng euro (Eurozone) trong năm 2025 do căng thẳng thương mại toàn cầu bùng phát và nguy cơ thiên tai gia tăng.

Công nghiệp bán dẫn được xem là một trong những chìa khóa công nghệ cho tương lai tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

Việc đưa ra các chính sách rõ ràng, cụ thể, cũng như khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện EPR là rất quan trọng trong việc bảo vệ môi trường.

Cuộc tranh cãi xoay quanh bản quyền tác giả của bức ảnh nổi tiếng "Em bé Napalm" - bức ảnh gắn liền với tên tuổi của phóng viên ảnh Nick Út (một người Việt, làm việc cho hãng thông tấn AP) khiến nhiều người liên tưởng đến câu chuyện của ý kiến kiểm toán. Sự tương đồng giữa hai câu chuyện là gì?

Theo đề xuất của Ngân hàng Nhà nước, hành vi cho thuê, mượn hoặc mua bán tài khoản ngân hàng có thể bị phạt đến 200 triệu đồng, gấp 2-4 lần so với hiện hành.

Thu nhập bình quân đầu người mỗi tháng trong năm 2024 đạt 5,4 triệu đồng theo giá hiện hành, tăng 9,1% so với năm 2023.