Để vị thế của Đài Hà Nội ngày càng 'vươn tầm, vươn xa'
Kể từ khi ra đời cho đến nay, Đài PT-TH Hà Nội luôn là một trong những Đài Phát thanh - Truyền hình nổi bật trong cả nước. Những năm qua, Đài đã nhận được sự quan tâm của Lãnh đạo thành phố Hà Nội. Đài đã được đầu tư trang bị cơ sở hạ tầng và hệ thống máy móc phục vụ cho yêu cầu phát triển. Có thể nói, cán bộ, phóng viên, biên tập viên, quay phim, kỹ thuật viên… của Đài đều là những người tinh nhuệ, không thua kém so với Đài Trung ương và một số Đài Phát thanh - Truyền hình lớn khác trong nước.
Thời gian qua, trong khi có một số cơ quan báo chí lớn còn chậm chân thì Đài PT-TH Hà Nội lại khá nhanh nhạy khi tích cực chuyển đổi số. Không chỉ đơn thuần là đưa nội dung lên nền tảng số mà còn tạo ra những quy trình mới, những sản phẩm mới và thậm chí tạo ra một văn hóa và phong cách làm việc mới. Đây là một cách làm chúng tôi cho là rất đúng hướng trong tình hình hiện nay. Một mặt, để tiếp tục tuyên truyền hiệu quả các đường lối chính sách của Đảng, của Nhà nước, cũng như các chủ trương của Thành ủy, HĐND, UBND thành phố Hà Nội đến với người dân Thủ đô; mặt khác, để đáp ứng được nhu cầu về thông tin nhanh, kịp thời và hấp dẫn, phong phú của các tệp công chúng khác nhau trong kỷ nguyên số hiện nay.
Hà Nội là Thủ đô của cả nước với hàng trăm cơ quan báo chí trung ương và địa phương có mặt tại Thủ đô. Để tạo ra một nét riêng cho mình cũng là điều không dễ đối với Đài Hà Nội, nhưng không phải là không làm được. Đa phần các cơ quan báo chí của Trung ương, của ngành, của địa phương đóng trên địa bàn Thủ đô sẽ đưa tin về Thủ đô với tính chất tổng quát. Còn những đơn vị báo chí của Hà Nội, trong đó có Đài Hà Nội phải đi sâu, phân tích về những vấn đề thực sự là căn cốt của Hà Nội. Đài Hà Nội phải cung cấp trước hết những thứ mà người dân ngay chính Thủ đô Hà Nội muốn biết, cần tìm. Có như vậy, khi công chúng muốn tìm hiểu tất cả thông tin về Thủ đô, trong mọi lĩnh vực, chắc chắn phải tìm đến các nền tảng truyền thông của Đài Hà Nội. Vì nếu đến với các cơ quan báo chí khác, họ chỉ có thể biết một phần, một góc về Thủ đô.
Với cơ quan báo chí có cả một hệ sinh thái truyền tải thông tin như Đài Hà Nội, việc làm như thế nào để có sự liên thông, phối hợp giữa các trung tâm, các phòng ban là điều mà Đài đã từng bước làm được và mang lại nhiều hiệu quả. Hiệu quả đầu tiên là tiết kiệm về mặt thời gian, thứ hai là tiết kiệm về mặt chi phí và thứ ba, những nội dung đã được sản xuất sẽ được đóng gói cho phù hợp với từng nền tảng khác nhau và từ đó lan tỏa được tới nhiều tệp đối tượng khác nhau.
Thay mặt cho Hội Nhà báo Việt Nam, Nhà báo Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, TBT Báo Nhân Dân, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam đã gửi lời chúc mừng nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Thành lập Đài (14/10/1954 - 14/10/2024) và chúc tập thể cán bộ, viên chức, người lao động Đài Hà Nội tiếp tục nỗ lực không ngừng để vị thế của Đài sẽ ngày càng “vươn tầm và vươn xa”.
Bảo tàng Sinh học, Đại học Tổng hợp (nay là Trường Đại học Khoa học Tự nhiên) được thành lập năm 1926. Đây là Bảo tàng Sinh học đầu tiên của Đông Dương. Trong dịp Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024, lần đầu tiên, Bảo tàng đặc biệt này mở cửa cho người dân tham quan.
Sau cơn bão Yagi tàn phá, những cánh đồng ở xã Lệ Chi, Gia Lâm, Hà Nội, đã hồi sinh với vẻ đẹp tràn đầy sức sống.
Không phải ngẫu nhiên mà Hà Nội được gọi là đất Kẻ Chợ. Theo các ghi chép lịch sử, thành Đại La từ xưa là một khu chợ của cả lưu vực sông Hồng, vậy nên người dân khắp nơi đổ về đây trước hết là để buôn bán, dần dần về sau, họ lập thành các phường nghề, rồi làng nghề và hình thành nên các con phố "hàng" trên mảnh đất Kinh kỳ.
Bà con tại xã Dương Liễu, Hoài Đức, Hà Nội tất bật với công việc làm miến rong để chuẩn bị cho nhu cầu thực phẩm ngày Tết của người dân, công việc làm miến dù vất vả nhưng đã trở thành nhịp sống quen thuộc của người dân nơi đây.
Chè là một món ăn quen thuộc của người Hà Nội. Với mỗi mùa, Hà Nội lại có những món chè khác nhau mang đặc trưng riêng. Dù hiện nay có rất nhiều loại chè được biến tấu đủ mọi hương vị, thế nhưng quán chè Trường Thao nằm trong con ngõ nhỏ ở Phố Huế vẫn lưu giữ hương vị chè truyền thống trong suốt 50 năm qua.
Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam chính là một trong những nơi lưu giữ mảnh ghép quá khứ không thể thiếu của người dân nước Việt và nhờ những mảnh ghép ấy mà chúng ta có được ngày hôm nay.
0