Để thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, bền vững
Sau hơn 2 tháng tạm dừng để rà soát, các huyện Thanh Oai và Hoài Đức tiếp tục đấu giá đất trở lại. Chính quyền cũng siết chặt công tác tổ chức, ngăn cả báo chí tham dự. Các phiên đấu giá cũng bớt nóng bởi số người và cả số hồ sơ đều giảm khá nhiều. Nhưng giá thì vẫn ở mức rất cao.
Tại Hoài Đức, trong phiên đấu giá đất ngày 11/11, lô đất cao nhất được trả lên đến 103 triệu đồng/m²; lô thấp nhất là 85,3 triệu đồng/m². Còn tại huyện Thanh Oai, phiên đấu giá 25 lô đất tại xã Đỗ Động có 2 lô giá trúng cao nhất lên tới 90,3 triệu đồng/m²; lô thấp nhất chỉ bằng một nửa 45,3 triệu đồng/m².
Quan sát của Đài Hà Nội cho thấy, đấu giá đất giờ gần như đã trở thành sân chơi của những người đấu giá chuyên nghiệp. Bởi ngay khi có kết quả, dù giá cao hay thấp thì các thửa đất đều được rao bán chênh từ vài trăm triệu đến gần 1 tỷ đồng. Giao dịch thực tế chưa thể kiểm chứng nhưng cũng cho thấy sự thiếu minh bạch trong thông tin và quản lý giá trị đất đai. Người mua đang bị dẫn dắt vào ma trận giá và nhiều người đã mắc bẫy "fomo".
Đất nền được kích sóng, sốt theo những cuộc đấu giá. Chung cư cũng liên tục tăng phi mã dưới chiêu trò đồn thổi nguồn cung khan hiếm… Có thể thấy, một bộ phận đầu cơ, môi giới đang lợi dụng sự thiếu minh bạch về thông tin để gây nhiễu loạn thị trường. Thực trạng này được cả cơ quan quản lý và chuyên gia chỉ rõ, kèm theo đó là nhiều giải pháp để ngăn chặn.
Thủ tục hành chính liên quan đến đầu tư bất động sản cần được cải cách mạnh mẽ cũng là những giải pháp được khuyến nghị. Bởi điều này sẽ giúp doanh nghiệp bất động sản nhanh chóng triển khai các dự án, tăng nguồn cung nhà ở, đặc biệt là nhà ở xã hội và nhà ở giá rẻ. Bên cạnh đó là vấn đề khơi thông nguồn vốn với cả người mua nhà và chủ đầu tư bất động sản.
Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản có hiệu lực và đang đi vào cuộc sống. Các bộ, ngành cũng tiếp tục nghiên cứu bổ sung những quy định mới đáp ứng yêu cầu từ thực tiễn. Một hành lang pháp lý rõ ràng, minh bạch và đồng bộ sẽ giúp thị trường bất động sản lành mạnh và phát triển. Nguồn lực đất đai được giải phóng thúc đẩy kinh tế xã hội của đất nước phát triển.


Quy hoạch chi tiết bốn khu tập thể cũ vừa được quận Đống Đa. TP. Hà Nội đưa ra lấy ý kiến cộng đồng, tạo bước khởi đầu quan trọng để cuối năm 2025 có thể khởi công xây dựng lại.
Việc Mỹ áp thuế 46% lên hàng hóa Việt Nam được đánh giá sẽ gây ảnh hưởng nhất định đến thị trường bất động sản, đặc biệt là phân khúc bất động sản công nghiệp.
Quận Đống Đa đặt mục tiêu hoàn tất quy hoạch chi tiết cải tạo bốn khu chung cư cũ: Kim Liên, Khương Thượng, Trung Tự và Hào Nam trong năm 2025, nhằm thực hiện Chương trình số 03 của Thành ủy về “Chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị giai đoạn 2021 – 2025”.
Trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn còn nhiều dự án bất động sản bị bỏ hoang, trong khi nguồn cung nhà ở còn thiếu.
Một số trường hợp bỏ hoang đất sẽ bị Nhà nước thu hồi, theo quy định tại Điều 81 Luật Đất đai 2024.
Huyện Mỹ Đức đưa ra đấu giá quyền sử dụng đất ở đối với 47 thửa đất tại các xã An Tiến, Vạn Tín, Hương Sơn, Lê Thanh, Phù Lưu Tế, Mỹ Xuyên và thị trấn Đại Nghĩa vào ngày 3/4, với mức giá cao nhất 50,5 triệu đồng/m2.
0