Đề nghị thông qua dự án Luật Điện lực (sửa đổi)
Theo đó, Luật Điện lực hiện hành đã triển khai thi hành gần 20 năm, qua 4 lần sửa đổi, bổ sung, tuy nhiên đến nay vẫn phát sinh nhiều tồn tại cần giải quyết nhằm đáp ứng mục tiêu thể chế hóa các định hướng chính sách của Đảng trong lĩnh vực năng lượng.
Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) gồm 130 điều, trong đó bổ sung 68 điều gồm các nội dung về quy hoạch phát triển điện lực, dự án nguồn điện đầu tư theo phương thức đối tác công tư, các chính sách phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng mới, cơ chế mua bán điện trực tiếp, tiến tới xóa bỏ bù chéo giá điện giữa các thành phần kinh tế. Dự thảo cũng có nhiều quy định nhằm hướng tới mục tiêu giảm phát thải ròng bằng 0. Nhằm đảm bảo tiến độ thực hiện chuyển dịch năng lượng theo Quy hoạch Điện 8, Chính phủ đề nghị Quốc hội xem xét thông qua dự án luật theo quy trình một kỳ họp.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết: "Chính phủ trình Quốc hội xem xét thông qua dự án luật tại kỳ họp này theo quy trình một kỳ họp. Ngay sau khi Luật Điện lực (sửa đổi) được Quốc hội ban hành, Chính phủ sẽ giao bộ Công Thương và các bộ, ngành có liên quan triển khai ngay việc hoàn thiện ban hành các văn bản pháp luật ở cấp độ dưới luật để hướng dẫn thi hành luật đồng bộ và hiệu quả; tiến hành rà soát sửa đổi bổ sung Quy hoạch điện 8 theo hướng phát triển mạnh mẽ năng lượng tái tạo gồm điện gió, điện mặt trời để khai thác tối đa tiềm năng của đất nước và tạo sự chủ động trong cung cấp điện, đồng thời hướng tới phát triển một số nguồn năng lượng mới như điện hạt nhân".
Ông Lê Quang Huy, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội cho rằng: "Việc cho ý kiến và thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) toàn diện theo quy trình một kỳ họp theo đề nghị của Chính phủ là yêu cầu rất cao, khó bảo đảm yêu cầu về chất lượng đáp ứng mục tiêu xây dựng Luật. Do đó, Ủy ban đề nghị thông qua Luật tại hai kỳ họp. Trong trường hợp phạm vi sửa đổi chỉ tập trung vào những vấn đề cấp thiết đã chín, đã rõ thì luật hóa các nội dung thuộc thẩm quyền của Quốc hội; đồng thời dự án luật chuẩn bị tốt, giải trình tiếp thu đầy đủ ý kiến của các vị đại biểu, của các cơ quan hữu quan, quá trình thảo luận tại Quốc hội đạt sự đồng thuận cao thì kiến nghị Quốc hội xem xét cho ý kiến thông qua dự thảo Luật tại Kỳ họp thứ 8 theo quy trình".
Đối với chính sách phát triển điện hạt nhân, Chính phủ đề xuất Nhà nước độc quyền trong đầu tư xây dựng các dự án nhà máy điện hạt nhân và tùy theo tình hình cụ thể, Thủ tướng sẽ quy định cơ chế đặc thù, để triển khai đầu tư, xây dựng, vận hành nhà máy điện hạt nhân. Cơ quan thẩm tra nhận định đề xuất Thủ tướng quy định cơ chế đặc thù là không phù hợp về thẩm quyền theo Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Ban hành Văn bản quy phạm pháp luật, từ đó, đề nghị Bộ Công Thương nghiên cứu, chỉnh lý cho phù hợp.


Người dân phường Mai Động (Hoàng Mai) bày tỏ bức xúc vì Công ty Cổ phần Dệt công nghiệp Hà Nội xả khói thải gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe dân cư.
Hơn 5.000 cán bộ, chiến sĩ trong toàn quân đội, thuộc bốn cụm trong cả nước đã tích cực tổ chức luyện tập diễu binh, diễu hành chuẩn bị cho chương trình kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Tại huyện ủy Thạch Thất, một chương trình tập huấn về trí tuệ nhân tạo dành cho cán bộ đoàn của Thạch Thất đã được tổ chức trong Tháng Thanh niên, với chủ đề " Ứng dụng A.I khó? Có thanh niên lo".
Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng đã tiếp ông Lien Andrew Michael, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc các nhà máy châu Á của Công ty trách nhiệm hữu hạn Kỹ nghệ gỗ Hoa Nét - Wanek Furniture, thuộc Tập đoàn Ashley Furniture Hoa Kỳ, tại Trụ sở Chính phủ, chiều ngày 13/3.
Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam –Singapore với chủ đề: “Việt Nam - điểm đến của kỷ nguyên khoa học công nghệ và hợp tác tài chính”, vào trưa 13/3.
Quận ủy Cầu Giấy đã tổ chức Hội nghị triển khai “Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ Năm” trên địa bàn vào ngày 13/3.
0