Để không còn nỗi lo xe dù, bến cóc dịp nghỉ lễ | Hà Nội tin mỗi chiều

Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 đang đến gần, kéo theo nhu cầu đi lại của người dân tăng cao. Thế nhưng, điệp khúc xe dù, bến cóc lại một lần nữa trở thành nỗi lo thường trực.

Những chiếc xe khách “núp bóng” xe hợp đồng, những điểm đón trả khách tự phát lén lút mọc lên… vẫn là hình ảnh quen thuộc tại các tuyến đường cửa ngõ Thủ đô. Vấn đề đặt ra là tại sao một câu chuyện đã cũ, đã biết rõ nguyên nhân, nhưng vẫn chưa có lời giải dứt điểm?

Theo ghi nhận từ các tờ báo, trong khi các bến xe như Giáp Bát, Nước Ngầm, Mỹ Đình còn khá thưa vắng lượng xe tăng cường, thì ở bên ngoài, nhiều phương tiện “núp bóng” xe hợp đồng, xe du lịch… lại hoạt động sôi động. Những điểm đón trả khách tự phát mọc lên, giá vé không niêm yết, xe không kiểm định, không đảm bảo an toàn - vẫn ngang nhiên lưu thông.

Vấn đề đặt ra là: Tại sao xe dù, bến cóc - dù ai cũng biết là sai, là vi phạm - nhưng vẫn tồn tại? Để nhìn đúng bản chất, cần đặt mình vào cả ba phía: cơ quan quản lý, doanh nghiệp vận tải và người dân.

Thứ nhất, từ phía hành khách, nhu cầu đi lại dịp lễ là rất lớn. Nhưng số lượng xe khách tuyến cố định thì có hạn, việc xin tăng chuyến còn chậm, khiến nhiều người không mua được vé. Trong bối cảnh đó, việc tìm đến xe hợp đồng trá hình, dù biết là sai, lại trở thành một giải pháp tình thế.

Thứ hai, dịch vụ vận tải chính thống còn nhiều bất cập. Tại các bến xe, hành khách vẫn phải chờ đợi lâu, thủ tục rườm rà, chưa kể giá vé trong dịp lễ thường tăng cao. Ngược lại, xe dù linh hoạt, đón trả tận nơi, không giấy tờ ràng buộc, giá cả có thể thỏa thuận. Rõ ràng, khi vận tải chính quy chưa đủ tiện lợi, người dân sẽ chọn phương án “nhanh hơn, dễ hơn”, dù không hợp pháp.

Thứ ba - góc nhìn từ doanh nghiệp vận tải tuyến cố định. Họ đang chịu nhiều áp lực: từ thuế, phí, chi phí bến bãi, lộ trình cố định… Trong khi đó, xe dù vận hành tự do, không mất phí bến, không chịu giám sát. Cạnh tranh bất bình đẳng khiến nhiều nhà xe bỏ tuyến, bỏ bến, tạo ra khoảng trống mà xe dù nhanh chóng lấp đầy.

Trong câu chuyện này không thể không nhắc tới yếu tố hạ tầng. Giao thông Hà Nội, đặc biệt tại các cửa ngõ, thường xuyên ùn tắc, nhất là dịp lễ. Xe tuyến cố định buộc phải chạy đúng giờ, đúng tuyến, nhưng thường xuyên bị kẹt xe. Trong khi đó, xe dù có thể né tránh, thay đổi lộ trình, chủ động thời gian. Ngoài ra, nhiều bến xe nằm xa trung tâm, kết nối kém với phương tiện công cộng, khiến hành khách, đặc biệt là người già, trẻ em ngại tiếp cận.

Tất cả tạo ra một vòng luẩn quẩn: người dân ngại ra bến, nhà xe chính thống yếu thế, xe dù “tận dụng thời cơ”, còn cơ quan quản lý thì bị động chạy theo xử lý vi phạm.

Hãy nhìn sang Singapore - một quốc gia có hệ thống vận tải hành khách công cộng thuộc hàng tốt nhất châu Á. Tại đây, mọi phương tiện đều do Cơ quan Giao thông Đường bộ quản lý tập trung. Xe tuyến cố định, xe hợp đồng, xe buýt đều hoạt động theo hợp đồng điều hành với Nhà nước, với lộ trình, thời gian, giá vé công khai và chịu giám sát nghiêm ngặt. Xe hợp đồng không được phép đón khách vãng lai như xe tuyến cố định. Nếu vi phạm, sẽ bị xử lý nặng và công khai danh tính.

Quan trọng hơn cả là chất lượng vận tải chính thống ở Singapore đủ tốt để người dân không có nhu cầu tìm đến lựa chọn phi chính thức. Họ có thể đặt vé bằng điện thoại, chọn giờ khởi hành, biết chính xác điểm đón, giá vé và không cần chen lấn. Khi dịch vụ đủ tốt, người dân tự nhiên sẽ lựa chọn đúng.

Đó cũng là bài học cho Hà Nội: muốn xử lý tận gốc xe dù, bến cóc thì vận tải chính thống phải trở thành lựa chọn dễ tiếp cận và đáng tin cậy nhất.

Nghỉ lễ nên là khoảng thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn, không phải là cuộc đua tìm xe về quê. Và để làm được điều đó, bên cạnh sự nỗ lực của cơ quan chức năng, rất cần sự đồng hành từ các doanh nghiệp vận tải và chính cả người dân.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tập đoàn Vingroup vừa đề xuất với Chính phủ xây dựng tuyến đường sắt Hà Nội - Quảng Ninh phục vụ vận tải hành khách với vận tốc 300 km/h. Với đề xuất này, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhận định, các tuyến đường sắt trên hành lang Hà Nội - Quảng Ninh có vai trò quan trọng trong việc kết nối vùng đồng bằng sông Hồng, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội khu vực.

Phó Tổng thống Mỹ JD Vance đang có chuyến thăm Ấn Độ. Trong bối cảnh khả năng Mỹ tăng thuế quan đang hiện hữu, các cuộc đàm phán trong khuôn khổ chuyến thăm dự kiến sẽ diễn ra đầy căng thẳng.

Ngày trả giá của nhóm “quái xế” gây tai nạn chết người; Tuyên án các cựu lãnh đạo Tổng Công ty Chè Việt Nam; Truy tìm đối tượng cướp ngân hàng tại huyện Chương Mỹ... là những thông tin đáng chú ý trong Bản tin 141 hôm nay.

Tổng Bí thư Tô Lâm kiểm tra thực tế tại Lữ đoàn xe tăng 201; Lãnh đạo thành phố Hà Nội dâng hoa kỷ niệm 155 năm Ngày sinh V.I.Lenin; Tổng thống Nga Putin tuyên bố sẵn sàng đàm phán trực tiếp với Ukraine;... là những thông tin đáng chú ý trong chương trình hôm nay.

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với Binh chủng Tăng thiết giáp; Thủ tướng chỉ đạo loạt giải pháp trọng tâm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025; Hiệp hội Thủ công mỹ nghệ và Làng nghề Hà Nội đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; Nhật Bản nhập khẩu gạo từ Hàn Quốc lần đầu tiên sau 25 năm;... là những thông tin đáng chú ý trong chương trình Thời sự 19h00 hôm nay.

Concert đầu tiên của SOOBIN tại Hà Nội cháy vé; Đưa thần thoại “Chiếc nỏ thần” lên sân khấu nhạc kịch tiếng Anh; “Huyền tình Dạ Trạch” tiếp tục tuyển chọn diễn viên tại TP.HCM; “Mưa đỏ” - Phim tái hiện 81 ngày đêm bảo vệ Thành cổ Quảng Trị;... là những thông tin đáng chú ý trong bản tin Thế giới Showbiz hôm nay.