Đe dọa hạt nhân không sợ bằng biến đổi khí hậu

Đó là tuyên bố của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken khi được hỏi giữa chiến tranh hạt nhân và biến đổi khí hậu, đâu là mối nguy lớn hơn với nhân loại.

(Video lũ lụt tại Pakistan, hạn hán tại Ấn Độ và cháy rừng tại châu Âu)

Xuất hiện trên chương trình 60 Minutes của đài Nine Network (Australia) hôm 30/7, khi được hỏi giữa chiến tranh hạt nhân và biến đổi khí hậu, đâu là mối nguy lớn hơn với nhân loại, ông Blinken trả lời rằng: “Tôi nghĩ chúng ta không thể xếp theo hệ thống cấp bậc. Dù còn các xung đột tiềm ẩn, nhưng chắc chắn rằng biến đổi khí hậu là thách thức hiện hữu đối với tất cả chúng ta. Vì vậy, đối với chúng tôi, đây là thách thức của thời đại này”.

Ngoại trưởng Mỹ cũng nói thêm rằng điều này “không có nghĩa là trong thời gian chờ đợi, không có những thách thức nghiêm trọng đối với trật tự thế giới như hành động gây hấn của Nga đối với Ukraine”.

Sau khi các nghiên cứu chỉ ra rằng tháng 7 là tháng nóng nhất trong lịch sử, Liên hợp quốc đã kêu gọi “tăng tốc hành động” để giảm lượng khí thải carbon, bao gồm ngừng sử dụng than trên toàn cầu vào năm 2040. Đầu mùa hè này, Đặc phái viên của Tổng thống Mỹ về Khí hậu John Kerry đã kêu gọi đại tu hệ thống nông nghiệp của thế giới để giảm lượng khí thải carbon từ canh tác nhằm ngăn chặn Trái Đất tăng thêm 0,5 độ C vào giữa thế kỷ này.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ấn Độ và Pakistan ngày 10/5 đã bất ngờ đồng ý ngừng bắn, vào thời điểm các cuộc tấn công “ăn miếng trả miếng” giữa hai bên đang leo thang đến mức nguy hiểm.

Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 11/5 đã chính thức đề xuất Ukraine nối lại các cuộc đàm phán hòa bình trực tiếp tại Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) vào ngày 15/5, không kèm theo bất kỳ điều kiện tiên quyết nào.

Tờ New York Times đưa tin, Mỹ đã phê duyệt chuyển giao 100 tên lửa phòng không Patriot và 125 tên lửa pháo binh tầm xa từ kho dự trữ của Đức sang Ukraine.

Mỹ và Iran sẽ tiến hành vòng đàm phán thứ tư liên quan đến chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Iran, cuộc đàm phán tiếp tục diễn ra tại Oman và do các nhà ngoại giao Oman làm trung gian.

Thủ tướng Pakistan Shehbaz Sharif ngày 10/5 tuyên bố nước này chấp thuận thỏa thuận ngừng bắn với Ấn Độ, đồng thời bày tỏ hy vọng các vấn đề còn tồn đọng giữa hai quốc gia, bao gồm tranh chấp Kashmir sẽ được giải quyết thông qua đối thoại hoà bình.

Phản ứng trước đề xuất đàm phán hòa bình trực tiếp với Ukraine do Tổng thống Nga Vladimir Putin đưa ra, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng đây có thể là “một ngày tuyệt vời nhất đối với Nga và Ukraine”, đồng thời cam kết “tiếp tục làm việc với cả hai bên để đảm bảo cuộc đàm phán diễn ra”.