Để bảo tàng không bị lãng quên | Hà Nội tin mỗi chiều

Khoảng 40 nghìn khách tham quan trong một ngày - gần bằng những ngày đông khách nhất tại Bảo tàng Louvre của Pháp năm 2019, với 45.000 lượt người. Đó là con số ấn tượng của Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam - cũng là lượng khách cao kỷ lục mà một bảo tàng có thể thu hút được.

Nhìn theo hướng tích cực, lượng khách đến bảo tàng “đông như trẩy hội” là điều đáng mừng trong việc thúc đẩy người dân tìm hiểu lịch sử. Cũng là tín hiệu đáng mừng trong bối cảnh nhiều bảo tàng đang “chết yểu” hiện nay khi không thu hút được khách tham quan.

Ấn tượng và tự hào có lẽ là cảm nhận của bất cứ ai khi ghé thăm Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam. Đây là bảo tàng lớn nhất của nước ta với diện tích 390 nghìn m², lưu giữ hơn 150 nghìn hiện vật tiêu biểu, giá trị. Đặc biệt có 4 bảo vật quốc gia và nhiều hiện vật từ thời dựng nước và giữ nước. Có nhiều lý do khiến người dân và du khách đến Hà Nội chọn Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam là điểm dừng chân như: “Vì có ý nghĩa, giúp chúng ta hiểu biết hơn về quá khứ ông cha ta đã đấu tranh giữ nước, bảo vệ đất nước như thế nào”; “Hôm nay muốn đi xem để nhớ lại kỷ niệm cái ngày chiến tranh”; “Tôi dẫn con trai tôi đến đây vì cháu rất đam mê quân sự và lịch sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam”... đó là ý kiến của nhiều người chia sẻ khi ghé thăm địa điểm này.

Với thiết kế hiện đại, độc đáo, kiến trúc bảo tàng không chỉ đơn thuần là một công trình trưng bày về lịch sử chiến tranh mà còn tạo một không gian chung để khách tham quan có thể tương tác và trải nghiệm về cuộc đấu tranh giành độc lập của dân tộc. Thêm vào đó, bảo tàng có rất nhiều góc đẹp để bạn có thể ghi lại hình ảnh về lịch sử hào hùng của đất nước.

Đến thăm bảo tàng, chúng ta dễ dàng gặp các nhân chứng sống. Đó có thể là những cựu chiến binh hay những dân công hoả tuyến; những văn công phục vụ chiến trường hoặc những tấm gương trong lao động sản xuất thời kỳ đổi mới. Họ đến để thấy lại một thời hoa lửa của chính mình và đồng đội.

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam là bảo tàng vừa được đưa vào hoạt động và có một ưu thế là lưu trữ rất nhiều hiện vật quý, thậm chí là hiện vật độc bản. Chưa kể, diện tích của bảo tàng rất rộng và quy mô thiết kế rất lớn. Ngoài ra, tại bảo tàng cũng có hoạt động giới thiệu các binh chủng. Điều này sẽ giúp người dân thoả mãn trí tò mò về lịch sử quân sự của Việt Nam ta. Thêm vào đó, không gian bảo tàng phong phú, sinh động cùng sự hỗ trợ từ truyền thông của báo chí, mạng xã hội đã tạo nên con số kỷ lục 40.000 người tham quan trong ngày. Thời gian từ nay cho tới tháng 12, bảo tàng vẫn đang miễn phí vé tham quan nên chắc chắn vẫn sẽ thu hút đông người dân tới đây.

Trước đây, nhiều người vẫn nghĩ bảo tàng là nơi khô cứng, cũ kỹ và có thể là không gian thiếu tính hấp dẫn. Giờ thì đã khác. Hiện nay, bắt kịp xu hướng của thời đại số, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam đã tích cực ứng dụng công nghệ hiện đại để thu hút nhiều bạn trẻ đến tham quan như ứng dụng công nghệ 3D, mapping hay phim 3D vào trưng bày. Đây được cho là những trải nghiệm công nghệ mới lạ để kéo gần mọi người, đặc biệt là giới trẻ đến với lịch sử.

Thành công bước đầu của Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam là minh chứng cho thấy, người dân luôn có nhu cầu tìm hiểu lịch sử, nâng cao thẩm mỹ. Chỉ có điều, cách mà các bảo tàng đang làm đã đủ hấp dẫn hay chưa? Nhất là trong bối cảnh, việc chú trọng phát triển văn hoá Việt ngày càng được coi trọng như hiện nay, nếu đi đúng hướng, du lịch bảo tàng sẽ là một mũi tên trúng hai đích đó là: phát triển du lịch và quảng bá văn hoá, di sản, lịch sử của dân tộc.

Cùng với các bảo tàng, nhiều Vlogger, YouTuber, TikToker làm về mảng này đã và đang thu hút rất nhiều sự quan tâm, chú ý của cộng đồng. Đó là tiềm năng phát triển kinh tế số trong lĩnh vực văn hoá và cũng là cách để chúng ta giữ gìn, lan toả các giá trị văn hoá. Nói là vậy, nhưng đây mới chỉ là số ít trong tổng thể bức tranh chung về tình cảnh bảo tàng chưa giữ chân du khách ở nước ta thì phải. Câu hỏi đặt ra là: vì sao nhiều người chưa mặn mà lắm với việc tới bảo tàng?

Câu trả lời có mấy điểm như: tính hấp dẫn thấp, kém thu hút hay nhiều bảo tàng trưng bày chưa tốt, nguồn hiện vật chưa thực sự phong phú phong phú. Ngoài ra, nếu nhìn vào các bảo tàng chúng ta sẽ vẫn thấy, hằng năm có nhiều cuộc triển lãm, các chương trình sự kiện được đầu tư quảng bá nhưng lượng người quan tâm thì không bền vững. Rất có thể đó là những hướng đầu tư chưa đúng cách. Có lẽ, để các bảo tàng phát huy được giá trị thì những người làm công tác này và cả những người tham quan - chúng ta phải thay đổi nhận thức và tư duy của mình. Câu chuyện đưa du lịch bảo tàng trở thành xu hướng để đáp ứng thị hiếu của công chúng vẫn còn là bài toán đang bỏ ngỏ.

Sức hút của Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam chắc chắn sẽ chưa hạ nhiệt trong 2-3 tháng tới. Địa điểm này không sớm thì muộn cũng được đưa vào list điểm đến không thể thiếu trong mỗi hành trình của các công ty du lịch, tour tuyến khám phá Thủ đô ta. Có thể nói, việc thu hút khách tham quan là một chuyện thế nhưng việc giữ sức nóng cũng là vấn đề mà bảo tàng phải "ngẫm".

Bảo tàng và di tích là nơi có thể học về văn hoá, lịch sử nhanh nhất, ngắn nhất. Bởi vậy, ngoài những dự án xây dựng bảo tàng trong tương lai thì việc thay đổi tư duy của người làm bảo tàng cũng đóng vai trò quan trọng để người dân chủ động đến với bảo tàng trong niềm hứng khởi.

Hi vọng thời gian tới, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam luôn đổi mới để duy trì sức “nóng” và trở thành điểm đến của du khách trong nước và quốc tế. Chúng ta cùng chờ đón nhiều hơn các hoạt động giáo dục trải nghiệm tại chỗ, hoạt động chuyên đề cho người tham quan tại đây.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Đoàn công tác TP. Hà Nội kết thúc tốt đẹp chuyến thăm, làm việc tại New Zealand và Australia; Phát động đợt sinh hoạt chính trị đặc biệt kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân; Trung Quốc thông báo áp thuế bổ sung 34% đối với tất cả hàng hóa Mỹ;... là những thông tin đáng chú ý trong bản tin hôm nay.

Hera trở thành giám đốc công ty Gold Shoes, giả vờ làm theo mọi việc mà mẹ con Jung Hô yêu cầu, lấy được lòng tin của họ. Mời các bạn đón xem tập 22 của bộ phim "Số phận và sự giận dữ", phát sóng lúc 12h ngày 5/4, trên kênh 1 - Truyền hình Hà Nội.

Mời các bạn đón xem tập 22 của bộ phim "Thần Thám đại tài", phát sóng lúc 20h ngày 5/4, trên kênh 1 - Truyền hình Hà Nội.

Luôn đối chọi với nhau trong những lần giáp mặt, nhưng Vũ Phi lại bất ngờ xuất hiện bên cạnh Khánh Sinh với vai trò là cố vấn tài chính. Phải chăng cô đã thay đổi? Mời các bạn đón xem tập 8 của bộ phim "Vượt lên bão tố", phát sóng lúc 13h ngày 5/4, trên kênh 1 - Truyền hình Hà Nội.

Na Kơng gặp Chi Jong và muốn nuôi con của cô. Chê Úc tức giận khi biết Na Kơng đòi nuôi con của Chi Jong. Mời các bạn đón xem tập 3 của bộ phim "Lời hứa của tình yêu", phát sóng lúc 21h ngày 5/4, trên kênh 1 - Truyền hình Hà Nội.

Sáng sớm nay, sương mù khá dày xuất hiện ở hầu hết các khu vực trong thành phố, mưa rào rải rác báo hiệu khối không khí lạnh tăng cường đã tràn về khu vực Bắc Bộ. Nhiệt độ ngoài trời là 20-21 độ, độ ẩm trên 90%.