Dạy trẻ mầm non theo phương pháp giáo dục Phần Lan
Sau lễ ký hợp tác giáo dục diễn ra tại Đại sứ quán Việt Nam tại Phần Lan vào đầu tháng 7, ngay trong tháng 8 này, giáo viên tại các cơ sở giáo dục mầm non tại Hà Nội và nhiều tỉnh thành cả nước đã được tập huấn phương pháp giáo dục mới trong hai ngày.
Thay vì chỉ cho trẻ nghe nhạc, tại Phần Lan, trẻ mầm non còn vẽ tranh minh họa theo những bài hát vui nhộn được sáng tác chuyên biệt. Phương pháp “Vẽ bài hát” khuyến khích trẻ sáng tạo, tập trung, giao tiếp và hợp tác; khuyến khích trẻ khai phá, thể hiện và hình ảnh hóa cảm xúc, suy nghĩ của mình một cách tự nhiên, sinh động.

Mới đây, các chuyên gia giáo dục mầm non của Phần Lan đã có mặt tại Việt Nam để chia sẻ về phương pháp giáo dục này. Bà Minna, người sáng lập phương pháp giáo dục LauLau, cho hay: "Laulau Learning là một phương pháp mà chúng tôi kết hợp giữa hát, vẽ, vận động và kể chuyện. Trẻ được học tập qua nghệ thuật không phải ngày một ngày hai, mà là cả quá trình. Quá trình ấy người lớn dẫn dắt nhưng trẻ em lại được làm chủ. Các em sẽ tự chủ lĩnh hội và phát huy hết sự sáng tạo của bản thân trong giờ học nên trẻ sẽ rất thích thú".
Cô giáo Phạm Thị Thanh Huyền, Hệ thống mầm non Phần Lan, cho biết: "Mình đang cảm thấy khá là thú vị. Bởi vì như cô nói, khi dạy trẻ thì mình hay nói nào các con cầm bút lên, các con vẽ vòng tròn đi, mình sẽ vẽ ông mặt trời. Nhưng cô giáo thì lại nói với các con là hãy khởi động tay đi, hãy giơ ngón tay lên sau đó thì dùng ngón tay để vẽ các tia nắng, thì mình cảm thấy đây là phương pháp rất hay, khiến trẻ cảm thấy rất vui và cảm thấy đang được chơi với các ngón tay của mình".

Cô giáo Đặng Cẩm Tú, Trường mầm non Vinschool Green Bay, cho hay: "Là một người làm giáo dục, tôi thường được biết các phương pháp giáo dục tách riêng giữa âm nhạc và tạo hình. Tuy nhiên, với phương pháp giáo dục này, sự kết hợp rất tuyệt vời giữa âm nhạc và tạo hình sẽ giúp các em bé của chúng ta có những kỹ năng và những cảm xúc xã hội rất tốt".
Theo PGS.TS Vũ Thị Tú Anh, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục thường xuyên, Bộ Giáo dục và Đào tạo: "Trong bối cảnh đổi mới giáo dục, Việt Nam đang được tiếp cận với rất nhiều mô hình giáo dục của các nước. Không phải ai cũng có năng khiếu âm nhạc, không phải thầy cô nào cũng hát hay múa giỏi nhưng mà tình yêu cho trẻ thì ai cũng có. Tôi nghĩ rằng những người quản lý giáo dục mầm non cũng cần phải có cái nhìn rất mới mẻ để có thể đồng hành cùng các thầy cô. Từ đó, lĩnh hội những cái mới và chia sẻ niềm vui chiếm lĩnh cái mới với phụ huynh và hướng đến con trẻ".


Cuộc thi “Sinh viên ứng dụng Công nghệ thông tin vào thiết kế các sản phẩm tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật” do Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức đã khép lại với vòng chung kết sôi nổi vào tối 10/5, thu hút sự quan tâm của đông đảo sinh viên và giảng viên.
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Công điện số 58 về việc tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) và tuyển sinh đầu cấp năm 2025.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố danh sách 133 học sinh được miễn thi trong Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và ưu tiên xét tuyển đại học năm 2025.
Phong trào "Nhà trường cùng chung tay phát triển - thầy cô cùng sẻ chia trách nhiệm" đã và đang trở thành những hành động cụ thể, thiết thực, chạm đến từng lớp học, từng giáo viên, từng học sinh.
Bộ GD&ĐT vừa công bố dự thảo Thông tư mới về khen thưởng và kỷ luật học sinh, với điểm nhấn là dự kiến loại bỏ nhiều hình thức kỷ luật nghiêm khắc từng áp dụng suốt hàng chục năm qua.
Liên quan đến thông tin phản ánh giáo viên trường Trung học cơ sở Vân Hồ dạy thêm chưa đúng quy định, ngày 8/5, Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Hai Bà Trưng đã có báo cáo gửi Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, UBND quận Hai Bà Trưng về kết quả xác minh sự việc.
0