Đẩy nhanh triển khai gói tín dụng mua nhà ở xã hội

Ngân hàng Nhà nước cho biết gói vay tín dụng mua nhà ở xã hội sẽ không tính vào hạn mức tăng trưởng tín dụng, mở ra hy vọng gói tín dụng này phát huy được hết hiệu quả.

Với thu nhập 15 triệu đồng mỗi tháng, anh Vũ Trần Trung  (huyện Cẩm Phả, Quảng Ninh) mong muốn tìm được một căn nhà ở xã hội phù hợp để an cư. Tuy nhiên, một căn nhà ở xã hội đã qua sử dụng tại một số dự án hiện nay có giá khoảng 3 tỷ đồng, là bài toán khó đối với anh Trung. Trong khi đó, nguồn cung mới lại rất ít.

Anh Vũ Trần Trung cho biết: "Với thu nhập hiện nay, tôi chỉ để ra được khoảng 4 triệu đồng mỗi tháng. Nhưng với giá nhà 3 tỷ đồng thì tôi phải tiết kiệm 60 năm mới mua được nhà".

Để có được mức giá hợp lý, phù hợp với đối tượng thu nhập thấp, cần có nhiều cơ chế, ưu đãi trong việc phát triển nhà ở xã hội. Gói tín dụng 145 nghìn tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội là một ví dụ. Theo chương trình này, vốn do các ngân hàng huy động từ người dân; lãi suất giảm từ 1,5 - 2% so với mức lãi suất thông thường, kéo dài 3 năm đối với người có thu nhập thấp và 5 năm đối chủ đầu tư.

Nhiều ý kiến cho rằng mức lãi suất vẫn ở mức cao, đặc biệt là khi so sánh với gói 30 nghìn tỷ được thực hiện từ năm 2013 đến nay. Vì vậy, lãi suất cần được xem xét ở mức hợp lý hơn, thời gian kéo dài để đẩy nhanh giải ngân gói tín dụng ưu đãi.

Đến thời điểm này, gói tín dụng 145 nghìn tỷ được đánh giá là chưa thực sự đạt hiệu quả như kỳ vọng, tiến độ giải ngân còn chậm. Doanh số giải ngân của chương trình mới đạt 2.360 tỷ đồng, gồm: 2.162 tỷ đồng cho chủ đầu tư tại 17 dự án; 198 tỷ đồng cho người mua nhà tại 15 dự án.

Đầu năm nay, Ngân hàng Nhà nước đã có công văn chỉ đạo sẽ không đưa số tiền vay trong gói tín dụng 145 nghìn tỷ đồng vào chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng hằng năm của các ngân hàng tham gia. Thời gian thực hiện chính sách tối đa đến 2030 và doanh số cho vay không vượt quá số tiền mà ngân hàng thương mại đã đăng ký.

Đồng thời, yêu cầu các ngân hàng nghiêm túc thực hiện cam kết về lãi suất ưu đãi, thời gian cho vay. Các ngân hàng cần phối hợp với các dự án xây dựng đủ điều kiện để giải ngân kịp thời khi chủ đầu tư có nhu cầu vay vốn, tạo điều kiện thuận lợi cho người mua nhà ở xã hội tiếp cận vốn vay.

Đây được coi là tín hiệu tích cực, mở ra những hy vọng mới về việc thực hiện giải ngân gói 145 nghìn tỷ đồng hiệu quả, góp phần thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội tại Việt Nam.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Quy hoạch chi tiết bốn khu tập thể cũ vừa được quận Đống Đa. TP. Hà Nội đưa ra lấy ý kiến cộng đồng, tạo bước khởi đầu quan trọng để cuối năm 2025 có thể khởi công xây dựng lại.

Việc Mỹ áp thuế 46% lên hàng hóa Việt Nam được đánh giá sẽ gây ảnh hưởng nhất định đến thị trường bất động sản, đặc biệt là phân khúc bất động sản công nghiệp.

Quận Đống Đa đặt mục tiêu hoàn tất quy hoạch chi tiết cải tạo bốn khu chung cư cũ: Kim Liên, Khương Thượng, Trung Tự và Hào Nam trong năm 2025, nhằm thực hiện Chương trình số 03 của Thành ủy về “Chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị giai đoạn 2021 – 2025”.

Trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn còn nhiều dự án bất động sản bị bỏ hoang, trong khi nguồn cung nhà ở còn thiếu.

Một số trường hợp bỏ hoang đất sẽ bị Nhà nước thu hồi, theo quy định tại Điều 81 Luật Đất đai 2024.

Huyện Mỹ Đức đưa ra đấu giá quyền sử dụng đất ở đối với 47 thửa đất tại các xã An Tiến, Vạn Tín, Hương Sơn, Lê Thanh, Phù Lưu Tế, Mỹ Xuyên và thị trấn Đại Nghĩa vào ngày 3/4, với mức giá cao nhất 50,5 triệu đồng/m2.