Đầu tư cho văn hóa cần có trọng tâm, trọng điểm

Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 – 2035 được thiết kế gồm 10 nội dung chính, trong đó xây dựng con người Việt Nam với cốt lõi là hệ giá trị chuẩn mực đạo đức và phát triển công nghiệp văn hóa là những điểm mới được nhấn mạnh hàng đầu.

Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 – 2035 được thiết kế gồm 10 nội dung chính, trong đó xây dựng con người Việt Nam với cốt lõi là hệ giá trị chuẩn mực đạo đức và phát triển công nghiệp văn hóa là những điểm mới được nhấn mạnh hàng đầu.

Các đại điểu Quốc hội cho rằng Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035 được đưa ra đúng thời điểm, nhận được sự quan tâm của các tầng lớp nhân dân, nên cần có trọng tâm, trọng điểm.

Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035 có 7 mục tiêu tổng quát, đó là tạo bước chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện trong phát triển văn hóa và xây dựng, hoàn thiện chuẩn mực đạo đức, bản sắc, bản lĩnh, hệ giá trị con người, gia đình Việt Nam.

Với nhiều mục tiêu như vậy, các đại biểu Quốc hội cho rằng cần đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải, cào bằng.

Xây dựng con người Việt Nam với cốt lõi là hệ giá trị chuẩn mực đạo đức và phát triển công nghiệp văn hóa là những điểm mới được nhấn mạnh hàng đầu

Theo tờ trình của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch trình Quốc hội, chương trình được thực hiện trong 10 năm (từ 2025 đến 2035). Tổng các nguồn lực huy động để thực hiện dự kiến trên 256.000 tỷ đồng.

Các đại biểu cho rằng, với nguồn kinh phí lớn và thời gian dài như vậy thì cần phải có sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ đối với mỗi giai đoạn thực hiện.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Quà tháng Năm dâng Người” được tổ chức nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025) sẽ diễn ra vào tối 14/5, tại Nhà hát Lớn Hà Nội.

"Dù đi ngàn dặm xa xôi, ai rồi cũng phải trở về với chính mình. Không có con đường nào đưa đến an lạc ngoài con đường quay về nội tâm" - những lời Đức Phật dạy trong Kinh Pháp Cú như ánh sáng lan tỏa và càng trở nên sâu sắc hơn trong cuốn sách "Đường Về", do thiền sư Ajahn Chah biên soạn qua ngòi bút của dịch giả Thiên Lương.

Các hoạt động giao lưu văn hóa giữa các tỉnh, thành phố thời gian qua thường xuyên được tổ chức, qua đó tôn vinh những giá trị văn hóa tốt đẹp nhất của các dân tộc trên mọi miền Tổ quốc.

UBND tỉnh Lâm Đồng tổ chức Ngày Văn hóa Lâm Đồng tại Hà Nội năm 2025 nhằm giới thiệu, quảng bá hình ảnh văn hóa, con người và tiềm năng phát triển du lịch, kinh tế của tỉnh Lâm Đồng.

Sau thành công của triển lãm đầu tiên "Mơ xuân" năm 2022, nữ nghệ sĩ điêu khắc Lưu Thanh Lan đã tổ chức triển lãm cá nhân lần thứ hai mang tên “Không gian phồn thực”.

Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Hà Nội sáng 11/5 đã trang trọng tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569 - Dương lịch 2025.