Đau lòng trước lời nói của người khác
Khi còn nhỏ, chúng ta ai cũng từng một lần trải qua cảm giác không muốn đến trường vì lời nói của người khác. Kể cả khi đã lớn, những điều này vẫn có thể lặp lại. Những câu nói tiêu cực từ người khác có thể khiến chúng ta nghi ngờ bản thân, suy nghĩ sai lệch về mình và bắt đầu phê phán, so sánh mình với “tiêu chuẩn” của người khác. Nếu không đủ vững vàng và kiên định về tinh thần, thì những lời nói ấy chính là “chất xúc tác” nhanh nhất để bạn gục ngã.
Tôi không thể nhớ hết mình đã trải qua bao nhiêu đêm dài mệt mỏi về tinh thần lẫn thể chất vì những lời nhận xét của người khác. Bản thân con người chúng ta có cách vận hành rất lạ, nếu thể chất mệt mỏi nhưng tinh thần đủ tốt bạn vẫn có thể leo lên ngọn núi cao nhất mà mình muốn; còn khi bạn có một cơ thể khỏe mạnh đến mấy mà tinh thần mệt mỏi, thì ngay cả bước đi trên thảm cỏ bạn cũng thấy khó nhọc. Nhưng sau nhiều đêm trằn trọc, tôi nhận ra trong khi mình khổ sở bởi câu nói của người khác, thì họ vẫn bình thản đi tiếp, chỉ có bản thân tôi chậm lại. Vậy, tại sao chúng ta cứ phải bận lòng vì lời nhận xét của người khác?
Dù người khác có phán xét bất kỳ điều gì về bạn, thì đêm đến, thứ duy nhất mỗi người chúng ta đối diện chính là những vấn đề của bản thân chứ chẳng phải của ai khác. Bởi những vấn đề, những suy nghĩ của bản thân mới ảnh hưởng trực tiếp tới bạn; còn lại, những nhận xét của người khác, xét cho cùng cũng chẳng tác động gì tới sự sống còn của chúng ta. Dù họ có nói xấu bạn sau lưng hay nói xấu bạn trước mặt, bạn cũng không thể xấu đi chỉ vì lời nói của một ai đó.
Trong mỗi chúng ta đều có sự lương thiện, chân thành, khoan dung… nhưng cũng chứa đựng cả sự giả tạo, hẹp hòi, ghen tuông, đố kỵ… Và khi bạn đối với ai đó bằng cả sự chân thành, bạn sẽ đón nhận những điều ngọt ngào. Nếu bạn đố kỵ, ngờ vực và giả tạo đối với người khác, bạn cũng khó tránh khỏi việc bị người khác hoài nghi và ngờ vực./.


Tháng Ba khép lại bằng những ngày nồm ẩm, lạnh se sắt xen lẫn những cơn mưa phùn lê thê. Miền Bắc giao mùa như một cô gái đỏng đảnh, lúc nắng ấm dịu dàng, lúc lại trở mình hờn dỗi, để lại trong không gian hơi ẩm bức bối, khiến lòng người cũng chùng xuống theo những giọt mưa.
Thỉnh thoảng lúc rảnh rỗi, có người thường xem lại quyển sổ chép thơ mà cô đã viết tay một thời, hoặc mở máy laptop, mở điện thoại, nghe lại những bài nhạc yêu thích. Cô thích nhất là lắng nghe âm thanh quen thuộc từ những tình khúc bất hủ của Trịnh Công Sơn. Những lúc như vậy, cô lại tự hỏi mình: Ta là ai trong cuộc đời này?
Mỗi khi đến tiết Thanh minh, trong tâm thức của nhiều người lại nhớ về những ngày thơ bé hạnh phúc, được cùng ba mẹ làm món bánh trôi để đón Tết Hàn thực. Dẫu chỉ là món bánh đơn thuần nhưng đó lại là hương vị của đoàn viên.
"Thanh minh trong tiết tháng Ba/Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh" - tiết Thanh minh nhắc nhở người Việt Nam ta hướng về cội nguồn tổ tiên, ông bà, cha mẹ.
Vào những ngày giữa tháng Ba, mùa xuân ấm áp khẽ khàng làm sáng bừng sắc đỏ rực rỡ của hoa gạo ở ven sông. Ở một nơi xa, có một người con lại thao thức nhớ sắc hoa gạo quê nhà.
Tháng Ba về, khi thời tiết ở Hà Nội dần trở nên ấm áp hơn, có người thường ra phố, tìm mua ít quả nhót từ gánh hàng của các chị bán rong trên phố. Dẫu không thích ăn chua nhưng chỉ cần nhìn thấy mấy quả nhót chín ứng đỏ như đôi má trẻ thơ khi gió xuân tràn về, lòng cô không khỏi nôn nao nỗi nhớ quê hương.
0