Đấu giá đất tập trung để tránh lũng đoạn thị trường

Nhiều địa phương đang thay đổi phương thức tổ chức đấu giá, chuyển từ tổ chức riêng lẻ sang đấu giá tập trung nhằm tăng tính minh bạch và tránh lũng đoạn thị trường.

UBND quận Hoàng Mai, Hà Nội, vừa thu được hơn 1.800 tỷ cho ngân sách thông qua việc đấu giá quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở thấp tầng tại khu đất gần 4,4ha trên địa bàn phường Hoàng Liệt.

Theo đại diện Trung tâm quỹ đất Hoàng Mai, kết quả này cho thấy bước đầu quận đã thành công trong việc thu hút đầu tư, tăng thu ngân sách cho địa phương. Đặc biệt, việc tổ chức đấu giá tập trung đối với các đơn vị là tổ chức sẽ ngăn chặn được tình trạng các cá nhân lợi dụng chính sách để gây nhiễu loạn thị trường, có những hành vi phá hoại các cuộc đấu giá.

Ông Vũ Tuấn Đạt - Giám đốc Trung tâm phát triển quỹ đất quận Hoàng Mai, cho biết: “Theo chủ trương của UBND thành phố, quận Hoàng Mai sẽ tập trung để tổ chức theo hình thức đấu giá tập trung, không đấu giá riêng lẻ kể cả đối với những khu đất xen kẹt để tránh tình trạng các cá nhân phá hoại buổi đấu giá hay lợi dụng để lũng đoạn thị trường”.

Không chỉ quận Hoàng Mai, nhiều quận huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội cũng đã thành công trong việc tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất tập trung, tăng thu ngân sách cho địa phương.

Vừa qua, huyện Gia Lâm đã thu được gần 600 tỷ đồng cho ngân sách từ việc đấu giá quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở thấp tầng để bán và xây dựng công trình thương mại, dịch vụ, bãi đỗ xe tại khu đất Tháp Vàng, xã Phú Thị. Tổng diện tích khu đất là hơn 16.800m2, giá trúng đấu giá là hơn 570 tỷ đồng. Hiện tại, nhà đầu tư trúng đấu giá đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính với nhà nước. Dự án đã có giấy phép xây dựng và đang trong quá trình hoàn thiện hạ tầng để đưa đất vào sử dụng.

Ông Nguyễn Quốc Hiệp - Chủ tịch HĐQT Công ty CP GP Invest, cho biết: “Đấu giá nhỏ lẻ sẽ giúp những cá nhân có thể sở hữu bất động sản dễ dàng hơn, nhưng do các tổ chức lợi dụng nên việc chuyển sang đấu giá tập trung sẽ nâng cao vai trò của các địa phương trong xác định giá, tránh một số cá nhân gây lũng đoạn, thao túng thị trường”.

Đấu giá tập trung cũng giúp các địa phương lựa chọn được nhà đầu tư có năng lực tài chính, có khả năng triển khai dự án, đặc biệt là ngăn chặn tình trạng bỏ cọc như trường hợp đấu giá riêng lẻ.

Hình thức này đã và đang được nhiều quận huyện tại Hà Nội nghiên cứu, lựa chọn. Dù còn một số khó khăn trong quá trình triển khai, nhưng đấu giá đất tập trung là bước đi cần thiết để minh bạch hóa thị trường, ngăn chặn tiêu cực và tạo sự công bằng cho các nhà đầu tư lẫn người dân.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nhiều vướng mắc đang khiến mục tiêu phát triển 1 triệu căn nhà ở xã hội đến năm 2030 đạt tỷ lệ rất thấp. Doanh nghiệp còn gặp khó khăn trong quá trình triển khai dự án, dù đây là phân khúc được nhà nước khuyến khích đầu tư.

Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội vừa ban hành Nghị quyết về Danh mục khu đất dự kiến thực hiện thí điểm dự án nhà ở thương mại, thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố.

Quốc hội sáng 20/5 đã nghe tờ trình dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội.

Nhiều ngôi nhà đang nằm "vô duyên" giữa đường là thực trạng đáng báo động hiện nay tại Hà Nội, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến giao thông và làm xấu đi cảnh quan đô thị.

Dự án nhà ở xã hội tại ô đất N01 Hạ Đình, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì hiện đang trong giai đoạn thi công tầng hầm và dự kiến sẽ hoàn thành trong tháng 7, đủ điều kiện mở bán.

Thành phố Hà Nội đã có chủ trương chuyển đổi công năng hai khu nhà chưa sử dụng là Ký túc xá sinh viên Pháp Vân - Tứ Hiệp và Khu nhà tái định cư Đền Lừ 3 thành nhà ở xã hội.