Đấu giá cao để mua rồi bỏ hoang nhiều lô đất

Nhiều khu đất đã được đấu giá thành công nhưng vẫn bỏ không hoặc phải mất từ 5-10 năm mới lác đác có người xây dựng nhà để ở.

Thửa đất 1A-03 tại khu Đống Đanh - Đồng Cộc ở phường Phú Lương, quận Hà Đông, Hà Nội, được một người trả hơn 262 triệu đồng/m2 trong cuộc đấu giá ngày 19/10/24. Một mức giá cao phi lý vì nơi đây hạ tầng chưa đồng bộ và có điểm hạn chế là gần nghĩa trang.

Đây có thể cũng là lý do mà quanh khu vực có nhiều thửa đất đã được đấu giá năm 2020, nhưng đến nay mới có một số người xây nhà để ở.

Anh Nguyễn Thanh Chương (Thanh Trì, Hà Nội) cho biết: "Giá trúng vượt thị trường, giao dịch khó khăn, đặc biệt việc tiếp cận của người dân có nhu cầu ở thực khó hơn nữa".

Hai thửa đất tại khu X7 phường Dương Nội, mức giá trúng bị đẩy lên hơn 182,7 triệu đồng/m2 khiến người dân ở đây rất bất ngờ, nằm ngoài sức tưởng tượng. Bà Nguyễn Thị Hồng (Dương Nội, Hà Đông) chia sẻ: "Nhà tôi mua năm 2021 chưa đến 60 triệu, giờ giá cao thế này người lao động sao có thể mua nổi".

Không chỉ có một số lô cao bất thường, mặt bằng giá trúng hơn 20 thửa đất còn lại đều từ gần 133 đến hơn 166 triệu đồng/m2, gấp từ 6 đến 8 lần giá khởi điểm và cao hơn nhiều so với mặt bằng trong khu vực.

Theo thống kê 5 năm trở lại đây, hàng trăm dự án đất đấu giá đã được các quận, huyện của Hà Nội đấu giá thành công. Tuy nhiên, bên cạnh những dự án đáp ứng nhu cầu ở thực thì không ít thửa đất rơi vào tay những người đầu cơ. Om hàng chờ tăng giá nên phần lớn đất bị bỏ mặc hoang hóa.

Không chỉ dự án đất đấu giá cho hộ gia đình, cá nhân, các dự án giao đất có thu tiền sử dụng đất cho tổ chức, hàng chục năm nay cũng rơi vào cảnh hoang hóa khi nguồn cung vượt nhu cầu. Điển hình là Khu đô thị Thanh Hà và Phú Lương, hay các khu đô thị dọc đường Lê Trọng Tấn thuộc huyện Hoài Đức, hàng hecta đất bị các chủ đầu tư bỏ hoang không xây dựng. Các dãy nhà liền kề, biệt thự xây dựng hàng chục năm nay không có người ở. Một sự lãng khí lớn nguồn lực đất đai, hàng nghìn tỷ đồng bị chôn vào đất. Nguy hại hơn là những hệ lụy cho đời sống, xã hội.

Đầu cơ, găm hàng và thổi giá, câu chuyện đã lặp lại nhiều lần khiến giá nhà đất tăng cao phí lý, vượt xa giá trị thực. Nhiều chuyên gia khuyến nghị những giải pháp can thiệp bằng công cụ tài chính, thuế cùng những quy định chặt chẽ hơn trong đấu giá đất để ngăn chặn tình trạng này.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tuyến đường Vành đai 4 (vùng Thủ đô) trải dài hơn 112km, với quỹ đất khổng lồ hai bên tuyến đường, nếu được quy hoạch và khai thác tốt sẽ là động lực mới để phát triển vùng Thủ Đô.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã nhấn mạnh quy hoạch phải bảo đảm tính bền vững, minh bạch và đồng bộ tại buổi thảo luận tổ chiều ngày 10/5 về Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch.

Một khu đất rộng hàng ngàn m2 tại ngõ 37 phố Đại Đồng, phường Thanh Trì, quận Hoàng Mai từ khi thuộc huyện Thanh Trì đã được quy hoạch làm đất giãn dân. Tuy nhiên, vì nhiều lý do vẫn chưa cấp được cho dân và bị biến thành bãi trông xe.

Người dân không bắt buộc phải chỉnh lý các giấy chứng nhận đã cấp như sổ đỏ khi sáp nhập tỉnh thành, trừ trường hợp người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất có nhu cầu hoặc thực hiện đồng thời với thủ tục hành chính về đất đai.

Luật Nhà ở 2023 quy định, nhà ở xã hội cho thuê, mua là nhà ở có sự hỗ trợ của Nhà nước cho đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở.

Với đề xuất áp dụng mức thuế 20% đối với lãi chuyển nhượng bất động sản, Bộ Tài chính kỳ vọng sẽ đảm bảo công bằng, hạn chế đầu cơ, tránh tình trạng các đô thị bỏ hoang, lãng phí nguồn lực đất đai.