Đầu cơ, thao túng gây nhiễu loạn thị trường bất động sản

Thời gian qua, Đài Hà Nội đã có một loạt phản ánh về tình trạng giá bất động sản tăng cao phi lý, giá ảo, sốt ảo. Hành vi đầu cơ, mua bán trao tay đang khiến thị trường bị nhiễu loạn cả về giá, về nguồn cung và loạn cả về tâm lí người mua nhà, đất.

Trả giá cao - tạo sốt ảo - kích sóng đất trong khu vực rồi bỏ cọc, sau vụ việc đấu giá đất tại Thủ Thiêm năm 2021, chiêu trò này lại xuất hiện trong các cuộc đấu giá đất ở Hà Nội gần đây.

Tại xã Thanh Cao, huyện Thanh Oai - nơi cách Hà Nội tới hơn 30km, đã có thửa đất đấu giá được trả với số tiền hơn 103 triệu đồng/1m2 - gấp ba lần mức giá bình quân trong khu vực. 30 ngày sau, chỉ có 13 người đóng tiền đúng hạn, 55 trường hợp trúng đấu giá khác đồng loạt bỏ cọc, sau khi đã “kích sóng” đất nền ven đô.

Tại Thanh Cao, Thanh Oai - nơi cách Hà Nội tới hơn 30km, đã có thửa đất đấu giá được trả với số tiền hơn 103 triệu đồng/1m2.

Ông Bùi Ngọc Sơn, chuyên gia kinh tế chia sẻ: "Khi làm cho mặt bằng giá của BĐS cao một cách giả tạo, nó sẽ hủy hoại nền kinh tế. Bởi người ta cứ căn cứ vào giá BĐS cao thì người ta sẽ lấy giá thuê mặt bằng làm thương mại cao, mặt bằng sản xuất cao, mặt bằng làm logistic cao. Từ đó, nhà nước dự định làm công trình gì cũng phải lấy rất nhiều tiền từ ngân sách thì mới giải phóng được mặt bằng. Như vậy, nền kinh tế sẽ bị kiệt quệ đi".

Giá bất động sản tăng cao ảnh hưởng đến nền kinh tế. Việc “kích sóng” rồi “tạo sốt ảo” còn gây nhiều hệ lụy tới đời sống xã hội.

Việc“kích sóng” giá đất rồi “tạo sốt ảo” còn gây nhiều hệ lụy tới đời sống xã hội.

Mới đây nhất, thửa đất có diện tích 127m2 ở xã Trạch Mỹ Lộc, huyện Phúc Thọ được trả tới 69,8 triệu đồng/1m2 qua đấu giá. Dù cao gấp ba lần so với mặt bằng khu vực, nhưng sau đó, nó vẫn được môi giới chào bán chênh cả trăm triệu đồng. Nghe thì vô lý nhưng đây lại hoàn toàn có chủ ý. Chiêu trò “tạo sốt ảo” nhằm lôi kéo sự chú ý, để người dân tự kích hoạt hội chứng tâm lý FOMO. Sợ mất cơ hội mà những người xung quanh có được, nhiều người đưa ra quyết định sai lầm và mua nhà, đất với giá cao phi lý.

Chiêu trò “tạo sốt ảo” cho giá đất nhằm lôi kéo sự chú ý, để người dân tự kích hoạt hội chứng tâm lý FOMO.

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia kinh tế cho biết thêm: "Thông thường, khi nhu cầu mua chung cư của người dân tăng lên, lại có những tin đồn là thị trường nóng lên, trong khi nhu cầu rất lớn mà cung rất ít".

Bên cạnh đó, người có nhu cầu thực sự không thể mua được nhà, đất do giá cao phi lý. Nhiều người rút vốn, vay tiền đầu tư vào bất động sản với giá cao, những cơn sốt đất như những năm 2021, 2022 có thể sẽ tái diễn.

Nhiều người rút vốn, vay tiền đầu tư vào bất động sản với giá cao, những cơn sốt đất như những năm 2021, 2022 có thể sẽ tái diễn.

TS. Lê Xuân Nghĩa - Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia cho rằng: “Phân khúc nhà ở chung cư đang có dấu hiệu 'bong bóng'. Nếu để giá phân khúc này 'tiếp tục vọt về phía trước' thì rất có khả năng 'vỡ bong bóng' vào cuối năm nay, làm cho toàn bộ thị trường rơi vào tình trạng bi quan hơn”.

“Bong bóng” bất động sản ngày càng phình to vì giá nhà, đất neo cao. Đầu cơ sẽ hưởng lợi khi đã “kích sóng” và “thoát” được hàng. Nhiều người sẽ phải đối mặt với nguy cơ vỡ nợ khi tiền “chôn” vào nhà, đất mà không bán được. Nhất là đối với chung cư - phân khúc đang thu hút sự quan tâm nhất hiện nay.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Liên quan đến giải quyết kiến nghị của Cục Thuế Hà Nội, UBND Thành phố đã có văn bản số 3845 về việc xác định nghĩa vụ tài chính thuế thu nhập cá nhân và các khoản thu từ đất theo quy định của Luật Đất đai 2024.

Khảo sát từ các ngân hàng thương mại cho thấy lãi suất cho vay mua nhà của một số ngân hàng có xu hướng giảm và được đánh giá là thấp nhất kể từ đầu năm 2024, nhưng dư nợ vẫn còn thấp.

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 3840 về việc triển khai Nghị định số 108/2024/NĐ-CP ngày 23/8/2024 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác nhà, đất là tài sản công không sử dụng vào mục đích để ở, giao cho tổ chức có chức năng quản lý, kinh doanh nhà địa phương quản lý, khai thác.

Nhiều diện tích ki-ốt tầng 1 ở một số tòa nhà tái định cư, nhà ở công nhân tại Hà Nội đang bị bỏ hoang, không cho thuê trong nhiều năm nay.

Tại diễn đàn "Để thị trường bất động sản trở lại lành mạnh và phát triển", các chuyên gia cho rằng để đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội, cần phải có các giải pháp tổng thể và đồng bộ. Đặc biệt, pháp lý và nguồn vốn được coi là hai điểm nghẽn chính cần phải khơi thông càng sớm càng tốt.

Năm 2024, thị trường bất động sản đã có những chuyển dịch tích cực. Tuy nhiên đà phục hồi này vẫn chưa đồng đều, có sự khác biệt lớn giữa các phân khúc.