Dấu ấn lịch sử của 5 cây di sản Việt Nam

Mới đây, 5 cây cổ thụ tại xã Cự Khê, huyện Thanh Oai được Hội bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam trao bằng công nhận là cây di sản Việt Nam. Có từ lâu đời, 5 cây di sản đang là minh chứng sống cho về lịch sử, văn hóa của vùng quê giàu truyền thống này.

Được trồng trước cửa Đình và Miếu thờ ngài Trần Thông ở Làng Khúc Thủy, xã Cự Khê huyện Thanh Oai. Hai cây đa và ba cây muỗm cổ thụ ước tính có tuổi đời từ 200 đến 350 năm. Cao lớn, quanh năm tỏa bóng mát, 5 cây di sản luôn thu hút nhiều dân làng đến nghỉ ngơi mỗi ngày.

Cao lớn, quanh năm tỏa bóng mát, 5 cây di sản luôn thu hút nhiều dân làng đến nghỉ ngơi mỗi ngày.

Tôi đã 80 tuổi rồi, nhưng từ khi tôi biết thì cây này đã tồn tại to lớn từ rất lâu rồi. Hàng ngày, chúng tôi đi ngang qua ngắm cây này rất là hứng khởi. Những ai đi xa trở về, khi ngắm cây này đều mang lại một cảm giác hoài niệm với quê nhà. 

Ông Đặng Văn Chinh - Người dân tại thôn Khúc Thuỷ, xã Cự Khê, huyện Thanh Oai.

Để bảo vệ cây di sản quý giá, UBND xã Cự Khê đã thành lập Ban quản lý, duy trì và chăm sóc cây xanh trên địa bàn. 18 thành viên đại diện các ban ngành, đoàn thể là những hạt nhân vận động người dân cùng vào cuộc giữ gìn không gian xanh trên địa bàn.

UBND xã Cự Khê đã thành lập Ban quản lý, duy trì và chăm sóc cây xanh trên địa bàn.

Chúng tôi cũng có những chỉ đạo và biện pháp từ UBND xã, huyện tới người dân để tuyên truyền về việc bảo vệ các cây di sản, để cho các cây luôn xanh tốt và phát triển. 

Ông Lưu Hồng Thuyên - Trưởng thôn Khúc Thuỷ, xã Cự Khê, huyện Thanh Oai.

Cây di sản được vinh danh không chỉ là niềm vinh dự, mà còn góp phần phát triển du lịch của địa phương.

Cây di sản được vinh danh không chỉ là niềm vinh dự, mà còn góp phần phát triển du lịch của địa phương. Nhận thức cộng đồng cũng được nâng cao trong việc bảo vệ di tích, giữ gìn truyền thống văn hóa cũng như cây xanh và môi trường.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh vừa ký Công điện số 02 của UBND TP Hà Nội ngày 05/3/2025 về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Sở Dân tộc và Tôn giáo thành phố Hà Nội có 4 phòng chức năng gồm 3 phòng nghiệp vụ và Văn phòng.

Phong trào phụ nữ “Ba đảm đang” là một cao trào cách mạng sôi nổi, tràn đầy nhiệt huyết của phụ nữ miền Bắc, là mốc son chói lọi trong lịch sử phong trào phụ nữ Việt Nam và cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị thời đại

Ban Chấp hành Đảng bộ UBND thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã tổ chức hội nghị lần thứ nhất trong sáng 6/3.

Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội đã biểu dương điển hình phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” năm 2024 và tổ chức Chương trình Nghệ thuật đặc biệt tri ân nữ cán bộ, đoàn viên Công đoàn Thủ đô xuất sắc năm 2025 vào tối 5/3.

Phá bỏ tòa nhà "Hàm cá mập" để cải tạo Quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục là chủ trương đúng đắn, phù hợp để tăng cường không gian công cộng phục vụ cộng đồng và nhu cầu của nhân dân, theo UBND thành phố.