Dấu ấn đầu tư hạ tầng giao thông Thủ đô năm 2024

Năm 2024, ngành giao thông Thủ đô đã tạo nên nhiều dấu ấn nổi bật trong quản lý, điều hành lĩnh vực đầu tư hạ tầng, giao thông, vận tải hành khách công cộng năm 2024.

Năm 2024 có thể nói là một năm gắn liền với các dự án đường sắt trọng điểm, từ đường sắt trên cao Nhổn - Ga Hà Nội đến tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên hay đại dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam. Không chỉ vậy, hạ tầng giao thông trên cả nước còn "thay da đổi thịt" từng ngày trong năm 2024 với hàng loạt dự án giao thông đường bộ, hàng không, cảng biển quan trọng đang bứt tốc về đích.

Sau 15 năm triển khai, ngày 8/8/2024, đoạn trên cao của tuyến đường sắt Nhổn - ga Hà Nội chính thức vận hành thượng mại, được người dân phấn khởi đón nhận. Không chỉ là niềm vui đi trải nghiệm, đến nay, nhiều người đã lựa chọn làm phương tiện đi lại hàng ngày. Ông Trần Tuấn Hưng, Giám đốc Xí nghiệp tuyến 3.1 - Công ty Đường sắt Hà Nội cho biết: "Chỉ sau gần 5 tháng đi vào vận hành, tuyến đường sắt Nhổn - ga Hà Nội đã thu hút khoảng 3 triệu lượt khách với 60% hành khách sử dụng vé tháng".

Tháng 10/2024, dự án mở rộng đường Âu Cơ - Nghi Tàm dài 3,7km hoàn thành, mở ra tuyến giao thông huyết mạch nối trung tâm thành phố đi sân bay Nội Bài; đồng thời, chấm dứt tình trạng ùn tắc và ô nhiễm môi trường nhiều năm nay tại khu vực.

Ngoài ra, còn có thể kể đến các dự án hai cầu vượt thép tại nút giao Mai Dịch, đường nối Nguyễn Văn Cừ đến nút giao Ngọc Thụy trên địa bàn quận Long Biên. Nhờ đó, trong năm 2024, Hà Nội đã giảm được 13 trên tổng số 33 điểm ùn tắc.

Tuy nhiên, theo Sở GTVT Hà Nội, việc đầu tư hạ tầng giao thông và phát triển vận tải hành khách công cộng theo quy hoạch hiện vẫn chưa theo kịp tốc độ gia tăng phương tiện cá nhân.

Ban chấp hành Đảng bộ thành phố đã thống nhất chủ trương Đề án phát triển tổng thể mạng lưới đường sắt đô thị Hà Nội đến năm 2045. Các đề án giao thông thông minh, phát triển vận tải hành khách công cộng sử dụng điện, nhiên liệu sạch cũng đã được Thành phố thông qua trong năm.

Năm 2025, Thành phố phấn đấu hoàn thành 9 công trình giao thông trọng điểm và khởi công 12 công trình, trong đó có các tuyến đường vành đai, cầu lớn vượt sông Hồng. Với các mục tiêu trên, năm 2025, bức tranh giao thông Thủ đô được kỳ vọng sẽ có nhiều chuyển biến tích cực; hạ tầng giao thông tiếp tục được xác định là khâu đột phá góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Đối tượng Lê Minh Luân (sinh năm 1987, ngụ tại tỉnh Long An) bị Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân tỉnh Long An tuyên phạt mức án 20 năm tù về tội "Tham ô tài sản".

Đối tượng này liều lĩnh xông vào cướp ngân hàng giữa trưa 21/5, sau đó bị khống chế nhanh chóng cùng tang vật.

Một nam thanh niên đi xe máy đã gặp tai nạn vì sang đường ẩu, thiếu tập trung quan sát.

Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) số 6 (Phòng CSGT Hà Nội) sáng 21/5 đã triển khai hệ thống camera lưu động phạt nguội đầu tiên ở Hà Nội.

Để góp phần giúp người thu nhập thấp có nhà, Quỹ phát triển nhà ở xã hội nên áp dụng với nhà cho thuê, thay vì nhà thương mại như hiện nay.

Các địa phương miền Bắc, Bắc Trung Bộ khẩn trương triển khai biện pháp phòng tránh lũ quét, sạt lở, bảo đảm an toàn cho người dân và hạ tầng trước nguy cơ mưa lớn kéo dài từ ngày 22-24/5.