Dấu ấn 24 năm của thị trường chứng khoán Việt Nam
Hiện nay, quy mô vốn hóa thị trường chứng khoán Việt Nam đạt gần 200 tỷ USD, thanh khoản trung bình đạt gần 700 triệu USD, tương đương Indonesia, Malaysia, Singapore và chỉ đứng sau Thái Lan trong khối ASEAN.
Đây là kênh đầu tư hấp dẫn của các tổ chức và cá nhân đầu tư, cũng là kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng cho doanh nghiệp thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh.
Trong bối cảnh kinh tế thế giới và khu vực tiếp tục đối mặt nhiều thách thức, khó khăn, Việt Nam vẫn chịu áp lực lớn trong quản lý, vận hành thị trường, như tình trạng làm giá, thao túng chứng khoán; thông tin công bố của một số doanh nghiệp niêm yết, nhà đầu tư chưa bảo đảm tính minh bạch, chính xác gây thiệt hại cho nhà đầu tư và suy giảm niềm tin thị trường.
Nút thắt lớn nhất được Bộ Tài chính tháo gỡ mới đây là Pre-funding, thực hiện thông qua Dự thảo sửa đổi 4 thông tư. Đó là việc đưa ra giải pháp hỗ trợ thanh toán đối với các nhà đầu tư tổ chức nước ngoài, công ty chứng khoán sẽ đánh giá tín nhiệm của nhà đầu tư ngoại và sau đó cung cấp dịch vụ.
Tính đến cuối tháng 6 năm 2024, số lượng nhà đầu tư cá nhân trong nước đạt gần 8 triệu tài khoản chứng khoán, tương đương 8% dân số và cũng là con số cao nhất từ trước đến nay.
Nâng cấp thị trường chứng khoán là quyết tâm mạnh mẽ, khát vọng của Việt Nam và được coi là bước đi chiến lược thực hiện mục tiêu chuyển đổi Việt Nam thành quốc gia thu nhập trung bình cao năm 2035 - quốc gia thu nhập cao năm 2045.
Tuy nhiên, để thị trường chứng khoán có bước phát triển thực sự về chiều sâu, chất lượng, rất cần có những xem xét, điều chỉnh và sửa đổi đối với những quy định không còn phù hợp, hoặc đang dần trở thành trở ngại.
Thị trường chứng khoán phát triển góp phần quan trọng thúc đẩy tái cơ cấu nền kinh tế, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, đổi mới mô hình tăng trưởng, phát triển kinh tế xã hội, nhất là kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức.
Việc giá vàng thế giới hồi phục đáng kể và vượt mốc 2.600 USD/ounce khiến cho giá vàng trong nước hôm nay, 19/11, đồng loạt tăng mạnh.
Tính trong một tháng, từ 19/10 đến nay, VN-Index đã giảm 5,32%, tương đương giảm hơn 68 điểm. Đồng thời, vốn hóa sàn HOSE đã giảm gần 270.000 tỷ đồng (khoảng 10,7 tỷ USD).
Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank - Mã: EIB) vừa phát đi thông cáo chính thức bác bỏ thông tin ngân hàng này đang bị thanh tra trong hoạt động cấp tín dụng ngân hàng.
Sau chuỗi ngày giảm mạnh, giá vàng thế giới hôm nay, 19/11, đã tăng thêm hơn 50 USD. Vàng thế giới đi lên trong bối cảnh đà tăng của đồng USD chững lại, trong khi xung đột Nga - Ukraine tăng nhiệt.
Tối hôm qua, giá vàng trên thị trường quốc tế lên mức 2.595 USD/ounce, tăng thêm 5 USD/ounce so với phiên sáng và tăng tổng cộng 30 USD so với phiên trước. Đây là mức tăng rất mạnh của giá vàng thế giới sau đợt điều chỉnh cuối tuần qua, kéo theo giá vàng trong nước tăng cao.
Hôm nay, 18/11, thị trường vàng trong nước chứng kiến sự bật tăng trở lại ở cả vàng nhẫn và vàng miếng SJC.
0