Đất trúng đấu giá tại Sóc Sơn cao nhất 120 triệu đồng/m²

120 triệu đồng/m² là mức trúng đấu giá cao nhất trong phiên đấu giá đất ngày 29/3 tại Sóc Sơn (Hà Nội).

Khu đất đấu giá có diện tích gần 3.700 m², gồm 33 thửa đất tại thôn Thạch Lỗi (xã Thanh Xuân), cách Hồ Gươm khoảng 30 km. Các thửa đất có diện tích khoảng 108-121 m². Với giá khởi điểm 10,6 triệu đồng/m², người tham gia cần nộp khoản tiền đặt trước từ 230 triệu đến 259 triệu đồng cho một lô.

Phiên đấu bỏ phiếu kín một vòng. Kết thúc phiên, 33 thửa đều được đấu giá thành công. Tổng số tiền thu ngân sách từ phiên đấu này dự kiến gần 290 tỷ đồng, tăng gần 250 tỷ đồng so với giá khởi điểm cả khu đất.

Đầu tháng 3, huyện Sóc Sơn cũng đấu giá thành công 36 thửa đất tại xã Quang Tiến, trong đó lô trúng cao nhất gần 49 triệu đồng/m².

Hoạt động đấu giá đất đã nóng lên trong 4 tháng cuối năm ngoái, tập trung tại các huyện ven Hà Nội, sau đó lan sang một số tỉnh xung quanh.

Từ tháng 12/2024 đến tháng 2/2025, nhiều phiên đấu tại Thanh Oai, Mê Linh, Phúc Thọ có dấu hiệu giảm nhiệt sau khi cơ quan quản lý tăng cường kiểm tra, xử lý các hành vi thao túng thị trường bất động sản.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Dù mới chỉ là dự kiến nhưng thông tin Hà Nội sắp triển khai tuyến đường sắt số 5 Văn Cao - Hòa Lạc đã bị lợi dụng để đẩy giá đất. Nhiều nhà đầu tư lao vào lướt sóng kiếm lời nhưng vỡ mộng khi thị trường chững lại, vốn bị "om" hàng tỷ đồng.

Dù được xây dựng với mục tiêu hỗ trợ người thu nhập thấp, nhưng mức giá thuê nhà ở xã hội tại nhiều tỉnh, thành phố đã lên đến 17 triệu đồng mỗi tháng. Đây là mức chi trả ngang bằng thậm chí còn hơn cả thuê nhà thương mại.

Tình trạng hàng loạt dự án bị đình trệ do vướng mắc pháp lý kéo dài, đặc biệt trong khâu giao đất, cấp phép xây dựng và giải phóng mặt bằng đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn cung, thanh khoản thị trường và niềm tin của nhà đầu tư, nếu không được tháo gỡ sẽ kìm hãm sự tăng trưởng của nền kinh tế.

Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết thay thế Nghị quyết số 35/2021/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hải Phòng vào sáng nay, 13/5.

Căn cứ vào các đối tượng sử dụng đặc thù cũng như đòi hỏi phát triển bền vững của kiến trúc, có thể khái quát các yêu cầu thiết kế căn bản của loại hình nhà ở xã hội tại Việt Nam như sau.

Hàng chục căn nhà ở xã hội TP. Biên Hòa đã được trả lại sau khi Sở Xây dựng tỉnh Đồng Nai vào cuộc kiểm tra, vận động chủ căn hộ trả lại nếu không có nhu cầu sử dụng.